Đề kiểm tra học kỳ I ( năm học: 2013- 2014) môn: ngữ văn 9 ( thời gian: 90 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I ( năm học: 2013- 2014) môn: ngữ văn 9 ( thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đại Lộc 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( Năm học: 2013- 2014)
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
Môn: Ngữ văn 9 ( Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Kiều
Đơn vị: Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A. MA TRẬN ĐỀ:

Mức độ
 Chủ đề 

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Đọc hiểu :
Thơ trung đại 
 Việt Nam
( Trích đoạn Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du)





Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %


0,5
1đ
0,5
1 đ


2. Tiếng Việt: Từ loại Tiếng Việt ( từ láy, từ ghép...)
 Sự phát triển của từ vựng
Các phép tu từ
( Lấy từ đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long)







Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
0,75
1,5đ
 0,25
 0,5đ




3. Tập làm văn
-Phương thức biểu đạt chính
- Văn tự sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, độc thoại, độc thoại nội tâm, biểu cảm và nghị luận .





Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %



1
6,0đ

Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10,0đ
Tỉ lệ %
0,75
1,5đ
15%
0,75
1,5đ
15%
0,5
1đ
10%
1
6,0đ
60%
3
10,0đ
100%





































B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (201-2014)- MÔN NGỮ VĂN 9

 Câu 1: ( 2,0 điểm)
 
 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
 “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:
 - Cái gì thế ?
Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.
 Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
 ( Ngữ văn 9, tập một)

a/ Đoạn trích trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ? 
b/ Xác định các từ láy có trong đoạn trích. 
c/ Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
d/ Trong câu “ Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển ? 
 Câu 2: (2,0 điểm)
 a/ Chép nguyên văn bốn câu thơ đầu trong đoạn trích thơ “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du. 
 b/Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở bốn câu thơ trên.
 Câu 3: Tập làm văn( 6,0 điểm) :
 Trong đời học sinh, em đã mắc một lỗi lầm khiến cho bản thân day dứt mãi. Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất của mình. 




C. HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Ngữ văn lớp 9
Câu 1: 
a/ Tự sự kết hợp với miêu tả (0,5đ)
b/ - Các từ láy: hớn hở, thỉnh thoảng, xôn xao, vui vẻ, vội vã (0,5đ), (thiếu hoặc sai 1 đến 2 từ, trừ 0,25 điểm)
 c/ Cách dẫn trực tiếp (0,5đ)
 d/ - Từ “đầu” trong cụm từ “cao quá đầu” dùng theo nghĩa gốc. (0,25đ) 
 - Từ “đầu” trong cụm từ “cái đầu màu hoa cà” dùng theo nghĩa chuyển . (0,25đ) 
Câu 2: a/ Chép nguyên văn bốn câu thơ đầu trong đoạn trích thơ “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du.( 1đ).( Nếu sai khoảng 2 lỗi trừ 0,25 điểm)
 b/ HS nêu được những ý cơ bản sau:
- Hai câu đầu vừa thể hiện thời gian, vừa gợi tả không gian.Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. (0,5đ)
 - Hai câu sau là bức họa tuyệt đẹp về màu xuân: đường nét thanh tú, màu sắc hài hòa, trong trẻo.Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân tạo nên vẻ đẹp riêng: tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng,thanh khiết.Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh vật sống động, có hồn.(0,5đ)
 
 Câu 3: (6đ) 
Yêu cầu về kĩ năng:
Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm và nghị luận.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện diễn biến tâm trạng, yếu tố nghị luận để thể hiện tư tưởng, yếu tố biểu cảm để bộc lộ cảm xúc, học sinh kể lại câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân. Sử dụng ngôi thứ nhất, người kể xưng “ tôi” để kể lại.
 - Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
 - Nêu khái quát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về câu chuyện kể( 1 điểm)
 - Giới thiệu thời gian, không gian diễn ra câu chuyện (1 điểm)
 - Diễn biến của câu chuyện: ( 3 điểm)
 + Tái hiện được cảnh vật, con người và sự việc trong câu chuyện.
 + Xây dựng được tình huống truyện hợp lí và có ý nghĩa tác dụng sâu sắc tới tâm hồn người kể và để lại những cảm xúc khó quên.
 - Nêu ấn tượng và bài học rút ra từ câu chuyện đáng nhớ của bản thân.( 1 điểm)
 * Chú ý: GV định điểm bài làm của HS cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.



 
 

File đính kèm:

  • docNV91_HVT1.doc