Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (1 điểm) a) Viết hai câu thơ thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du. b) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được trần thuật chủ yếu qua nhân vật nào trong truyện? Cách trần thuật này nhằm mục đích gì? Câu 2: (1 điểm) a) Giải thích nghĩa của từ tuyệt tác. Đặt câu với từ đó. b) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau. Tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Câu 3: (3 điểm) Em hiểu gì về ý nghĩa của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” mà thành phố cũng như trường em vừa mới phát động. Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cuộc phát động ấy. Câu 4: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Đóng vai nhân vật em yêu thích một trong các tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Bếp lửa (Bằng Việt), Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) để kể chuyện. Đề 2: Kể một câu chuyện mà qua đó em rút ra được một bài học có giá trị và ý nghĩa. (Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận) .….Hết….. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: (1 điểm) a) Viết hai câu thơ thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du. Học sinh viết đúng hai câu thơ thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều. - Sai, thiếu 2 từ (trừ 0,25 điểm). - Sai 2 lỗi chính tả (trừ 0,25 điểm). - Không ghi tên tác phẩm, tác giả (trừ 0,25 điểm). b) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được trần thuật chủ yếu qua nhân vật nào trong truyện? Cách trần thuật này nhằm mục đích gì? - Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được trần thuật chủ yếu qua nhân vật ông họa sĩ. (0,25 điểm) - Cách trần thuật này nhằm khắc họa rõ nét vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.(0,25 điểm) Câu 2: (1 điểm) Giải thích nghĩa của từ tuyệt tác. Đặt câu với từ đó. - Tuyệt tác: tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể có cái hay, đẹp hơn (theo SGV) 0,25 điểm. Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý. - Đặt đúng câu có từ tuyệt tác (0,25 điểm). b) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau. Tác dụng của biện pháp tu từ ấy. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) Biện pháp tu từ: liệt kê (0,25 điểm) Tác dụng: sự phong phú, đa dạng của các loại cá, của kho tài nguyên thiên nhiên. Ca ngợi sự giàu có của biển. (0,25 điểm). Học sinh chỉ cần trả lời đúng một trong các ý trên. Câu 3: Em hiểu gì về ý nghĩa của “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” mà thành phố cũng như trường em vừa mới phát động. Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cuộc phát động ấy. - Viết văn bản nghị luận có nội dung như yêu cầu (1điểm). - Đúng thể thức văn bản (1 điểm). Viết đoạn văn (trừ 0.5 điểm). - Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục (1 điểm) - 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25 điểm). - Lỗi diễn đạt (trừ từ 0,25- 0,5 điểm). - Không có dẫn chứng (trừ 0,5 điểm). - Thiếu phần phê phán (trừ 0,5 điểm) * Gợi ý: -Ý nghĩa của cuộc vận động: nhằm tôn vinh và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, đề cao vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học trong việc chiếm lĩnh tri thức. Nâng cao nhận thức, giúp mọi người hiểu rõ giá trị của việc học tập suốt đời. - Suy nghĩ và hướng hành động của bản thân. * Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm. Câu 4: (5 điểm) Đề 1: Đóng vai nhân vật em yêu thích một trong các tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Bếp lửa (Bằng Việt), Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) để kể chuyện. (Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận) A.Yêu cầu: - Học sinh đóng vai nhân vật yêu thích một trong những tác phẩm trên. - Nêu được tình huống truyện. Kể theo trình tự hợp lí. Sử dụng đúng ngôi kể (ngôi thứ nhất, thay đổi điểm nhìn), biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận phù hợp. - Bài làm đầy đủ 3 phần: * Mở bài: Hóa thân vào nhân vật để giới thiệu truyện kể. * Thân bài: Diễn biến, tình huống truyện (kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận, có sáng tạo.) * Kết bài: Kết thúc truyện, cảm nghĩ của nhân vật kể chuyện. Đề 2: Kể một câu chuyện mà qua đó em rút ra được một bài học có giá trị và ý nghĩa. A.Yêu cầu: - Học sinh kể một câu chuyện sâu sắc được chứng kiến, được tham gia, được xem trên báo hoặc được nghe kể lại… (có thể là một việc tốt, một tấm gương vượt khó, một kỉ niệm đáng nhớ, một lỗi lầm…). Từ câu chuyện ấy, rút ra được bài học có ý nghĩa cho bản thân (bài học về lòng nhân ái, vị tha, sự trung thực, đức tính khiêm tốn, sự dũng cảm…) - Chọn được tình huống kể hợp lí - Sử dụng đúng ngôi kể, biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. - Bài làm phải đủ 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu tình huống, nhân vật và sự việc. * Thân bài: Diễn biến sự việc (theo trình tự hợp lí, có kết hợp đan xen yếu tố miêu tả và nghị luận ). * Kết bài: Kết cục và cảm nghĩ. B. Biểu điểm: Điểm Nội dung 5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp. 4 Bài làm khá tốt. Đủ và đúng 3 phần của văn tự sự, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Có sáng tạo. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. 3 Bài làm khá. Thể hiện khá rõ các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 2,5 Bài làm trung bình. Trình tự kể hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. 2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. 1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề. 0 Bỏ giấy trắng.
File đính kèm:
- De goi y Van 9HKI 2013 2014PGD Tan Binh .doc