Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2013 - 2014 môn: Vật lý 6 - Trường THCS Trần Phú

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học 2013 - 2014 môn: Vật lý 6 - Trường THCS Trần Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
 Môn : Vật lý 6 – Thời gian: 45 phút
	 Họ và tên GV: Nguyễn Ngọc Du 
	 Đơn vị: Trường THCS Trần Phú 
A. MA TRẬN ĐỀ
 Cấp độ
Chủ đề
Cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài,
Đo thể tích,
Đo khối lương, Lực-Hai lực cân bằng, Trọng lực,Lực đàn hồi
Biết được dụng cụ đo và đơn vị đo 
Biết sử dụng bình chia độ để đo V vật rắn không thấm nước
Biết cách ghi kết quả đo
Nhận biết được lực đàn hồi, trọng lực và hai lực cân bằng
Hiểu được kết quả tác dụng của lực
Biết cách tính độ biến dạng 
Số câu: 
Số điểm:
TL :
2
1 
1
1
 1
0,5 
0.5
1.0
1
0.5
05
1
 6
5
Khối lượng. trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng
Biết tính được P khi biết m
Biết được ý nghĩa của các con số
Biết áp dụng công thức tính KLR
Biết trình bày cách đo KLR với các dụng cụ đã cho.
Số câu: 
Số điểm:
TL :
0.5
1.5
1
0.5
0.5
1
1
1.5
3
4.5
Máy cơ đơn giản
Biết tác dụng của máy cơ đơn giản
Số câu: 
Số điểm:
TL :
1
0.5
1
0.5
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1
 10%
1.5
2
20%
2
1
10%
1.5
2.5
25%
2
1
10%
 1
2.5 
25%
10
10
100%
B. NỘI DUNG ĐỀ:
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Câu 1: Đơn vị đo khối lượng :
A. m3	 	 B. m 	 C. N D. kg 
Câu 2: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo lực ?
A. Thước 	B. Cân Robecvan	 C. Lực kế 	 	D. Bình chia độ.
Câu 3: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật :
A. 3 mét 	 	B. 1,5 lít	 C. 10 gói	D. 2 kilôgam 
Câu 4: Kết quả đo độ dài của chiếc bút chì trên hình 1 là:
	A. 8 cm.	 B. 7,5 cm.	 C. 7,7 cm.	D. 7,8 cm
Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng:
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng	
	B. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng
	C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
	D. Chỉ làm biến dạng quả bóng
Câu 6: Khi kéo vật có khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có độ lớn như thế nào?
	A. Lực ít nhất bằng 1000N.	B. Lực ít nhất bằng 100N.
	C. Lực ít nhất bằng 10N.	D. Lực ít nhất bằng 1N.
II. TỰ LUẬN: Trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 7: Một bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 55cm3. Thả vào bình mười hòn bi giống nhau, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên đến vạch 60cm3. Tính thể tích của một hòn bi.(1đ)
Câu 8: Cho một bình chia độ, một cân Robecvan, một hòn đá cuội và một cốc nước. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với những dụng cụ đã nêu.(1,5đ)
Câu 9: Một quả nặng được treo vào một đầu lò xo, đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định.
Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?(1,5đ)
Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 7cm. Khi treo quả nặng vào lò xo thì chiều dài của lò
xo là 13 cm. Tính độ biến dạng của lò xo.(1đ)
Câu 10: Một vật có khối lượng 5,4 kg và có thể tích là 20dm3.
Tính trọng lượng của vật.(1đ)
Tính khối lượng riêng của chất tạo thành vật.(1đ)
C. BIỂU ĐIỂM:
	I. TRẮC NGHIỆM( 3đ). Mỗi câu 0.5điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
A
B
C
	II. TỰ LUẬN( 7 đ)
	Câu 7: Tính được thể tích của 1 hòn bi:(1đ)
	V= (V2 – V1 )/10 = (60 – 55)/10 = 0,5(cm3)
	Câu 8: Nêu được ba bước, mỗi bước 0.5đ
Dùng cân đo khối lượng(m) của hòn đá(0.5đ)
Dùng bình chia độ đo thể tích(V) của hòn đá(0.5đ)
Dùng công thức D= m/V để tính khối lượng riêng của hòn đá(0.5đ)
Câu 9: a)- Nêu được có 2 lực tác dụng vào quả nặng, đó là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo(0.5đ)
Giải thích được tại sao vật đứng yên(0.5đ)
( Vật đứng yên vì trọng lực và lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào quả nặng là hai lực cân bằng)
b)Tính được độ biến dạng của lò xo( 1đ)
	x= l0 – l = 13 – 7 = 6(cm)
Câu 10:
– Đổi được 20dm3 = 0,02m3 (0.5đ)
- Tính được trọng lượng của vật( 1đ)
 P= 10m = 10. 5,4 = 54(N)
Tính được KLR của chất tạo thành vật(1đ)
D = m/V = 54/0,02 = 2700( kg/m3)
	( Ghi được công thức 0.5đ, thế số và tính đúng kết quả 0.5đ, ghi sai đơn vị -0,25đ)

File đính kèm:

  • docLY61_TP1.doc
Đề thi liên quan