Đề kiểm tra học kỳ I năm học: môn : ngữ văn – lớp 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học: môn : ngữ văn – lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 
Đề kiểm tra học kỳ I
năm học: 
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm ( 3đ, mỗi câu đúng cho 0.5đ)
Đọc kỹ phần trích sau và trả lời bằng cách ghi chữ cái của phương án đúng nhất.
“...Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về Tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
( Ngữ văn 9- Tập I )
1 – Phần trích trên có tiêu đề là: 

A- Chị em Thuý Kiều.
B- Cảnh ngày xuân.	
C- Kiều ở lầu Ngưng Bích.	
D- Mã Giám Sinh mua Kiều.

2 – Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 
A- Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
B- Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
C- Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D - Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
3 – Những từ: “ Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” được gọi là gì?
A- Các từ đơn.	 	C- Các từ láy.
B- Các từ ghép.	 	D- Các tình, thái từ.
4 – Nhận định nào nói đầy đủ nhất đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở 4 câu thơ cuối?
A- Sử dụng nhiều từ láy.
B- Tạo dựng không gian và thời gian ( Có sự biến đổi so với 4 câu thơ đầu)
C- Cảnh được miêu tả qua tâm trạng của con người.
D- Cả A, B, C đều đúng.
5 – Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A- Miêu tả.	C- Tự sự.
B- Biểu cảm.	D- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
6 – Nói “ Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
A- Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.	C- Hiện tượng đồng nghĩa của từ.
B- Hiện tượng đồng âm của từ.	D- Hiện tượng trái nghĩa của từ.
Phần II: Tự luận ( 7đ)
 Đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính trong bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

.................................Hết..................................
Trường THCS 

Đáp án đề thi học kỳ I
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)


Phần I- Trắc nghiệm: (3đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
C
D
D
A

Phần II – Tự luận: ( 7đ)
Yêu cầu đạt: 
Về hình thức: 
 Đúng kiểu bài văn nghị luận. Bố cục rõ ràng. Văn viết lưu loát, không sai các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu thông thường.
Về nội dung: 
 Nét đẹp của người lính được thể hiện ở các khía cạnh sau:
	+ Tự thể: Chủ động, ung dung ( Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng)
	+ Ngang tàng, lạc quan trong khó khăn ( Chú ý cách nói: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, chưa cần rửa, chưa cần thay, cười ha ha... ).
	+ Niềm vui của gia đình và vẻ đầm ấm của tình đồng đội ( Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy).
	+ Yếu tố quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp chân dung người lính là niềm tin và trái tim của họ.
( Khổ cuối bài thơ sử dụng quan hệ Không/ Có để nhấn mạnh và khẳng định: Chỉ cần trong xe có một trái tim).
2 – Biểu điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc yêu cầu trên.
- Điểm 5, 6: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên nhưng chưa thực sự sâu sắc.
- Điểm 4: Đáp ứng được các ý cơ bản, thiếu sót một số ý nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng yêu cầu trên ở mức độ trung bình.
- Các điểm còn lại người chấm căn cứ vào mức độ của từng bài để cho điểm.

	





















File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI I VAN 9.doc
Đề thi liên quan