Đề kiểm tra học kỳ I trường THCS Huỳnh Thúc Kháng Năm học : 2008-2009 Môn : ngữ văn – 6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I trường THCS Huỳnh Thúc Kháng Năm học : 2008-2009 Môn : ngữ văn – 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2008-2009
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 6
 ĐỀ A
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 đ)
	Học sinh đọc kỹ đoạn trích & trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu 
 trả lời đúng nhất.
	“Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng ở vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
	Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.”
	(Con Rồng, cháu Tiên)
	1. Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự.	B. Miêu tả.
	C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
	2. Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
	A. Truyền thuyết.	B. Truyện cổ tích.
	C. Truyện ngụ ngôn.	D. Truyện cười.
	3. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ?
	A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
	B. Thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
	C. Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.
	D. Câu A, B đúng.
	4. Câu “Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như
 thần” có bao nhiêu tiếng ?
	A. 18.	B. 19.
	C. 20.	D. 21.
	5. Đâu là từ láy ?
	A. Lớn lên.	B. Hồng hào.
	C. Tuyệt trần.	D. Trăm trứng.
	6. Đâu là từ ghép ?
	A. Dòng họ.	B. Xinh đẹp.
	C. Đẹp đẽ.	D. Câu A, B đúng.
	7. Từ nào là danh từ ?
	A. Khỏe mạnh.	B. Khôi ngô.
	C. Mặt mũi.	D. Bú mớm.
	8. Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, có mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng ?
	A. 4 lần.	B. 5 lần.
	C. 6 lần.	D. 7 lần.
	9. Từ “mặt” (trong từ “mặt biển”) được sử dụng theo nghĩa nào ?
	A. Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
	C. Câu A, B đúng.	D. Câu A, B sai.
	10. Từ “vị” (trong “vị chúa tể”) là :
	A. Danh từ đơn vị.	B. Danh từ chỉ sự vật.
	C. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.	D. Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
	11. Từ “chiếc” (trong “chiếc vung”) là :
	A. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.	B. Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
	C. Danh từ đơn vị.	D. Danh từ chỉ sự vật.
	12. Từ “một” (trong “một anh”) là :
	A. Danh từ đơn vị.	B. Số từ.
	C. Lượng từ.	D. Chỉ từ.
	13. Tổ hợp nào là cụm danh từ ?
	A. Một đêm nọ.	B. Từ đó về sau.
	C. Nghe ngoài cửa.	D. Hổ bỗng nhiên.
	14. Động từ “mừng rỡ” (trong “Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con”) là :
	A. Danh từ chỉ đơn vị.	B. Động từ chỉ trạng thái.
	C. Tính từ.	D. Đại từ.
	15. Từ “mỗi” (trong “mỗi một chữ “cá””) là :
	A. Danh từ chỉ đơn vị.	B. Số từ.
	C. Lượng từ.	D. Chỉ từ.
	16. Từ “nhà” (trong “nhà lão Miệng”) được sử dụng theo nghĩa nào ?
	A. Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
	C. Câu A, B đúng.	D. Câu A, B sai.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 đ)
Câu hỏi (1đ) :
Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi dùng lẫn lộn các từ gần âm? Ví dụ .
Sai lầm chính của các thầy bói xem voi trong cách xem và phán về voi ở chỗ nào (Thầy bói xem voi) ?
Tập làm văn (5đ) :
	Kể về một lần em mắc lỗi. (bỏ học, nói dối, không làm bài, vô lễ với cha mẹ hoặc thầy cô
 giáo,…).
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


 PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG	NĂM HỌC : 2008-2009
	 === e f ===	 MÔN : NGỮ VĂN – 6
 ĐỀ B
	 Thời gian làm bài : 90 phút
	 ( Không kể thời gian phát đề )
	
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Họ tên và chữ ký
Số phách


Giám khảo 1: :………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :………………………………………
………………………………………


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 đ)
	Học sinh đọc kỹ đoạn trích & trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu 
 trả lời đúng nhất.
	“Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.
	Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: 
Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng 
 biết là bán cá, còn đề cái biển làm gì nữa ?
	Thế là nhà hàng cất nốt cái biển !”
	(Treo biển)
	1. Truyện “Treo biển” thuộc phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự.	B. Miêu tả.
	C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
	2. Truyện “Treo biển” thuộc thể loại truyện dân gian nào ?
	A. Truyện cổ tích.	B. Truyện ngụ ngôn.
	C. Truyện cười.	D. Truyền thuyết.
	3. Có mấy người góp ý về cái biển treo của nhà hàng bán cá.
	A. 3 người.	B. 4 người.
	C. 5 người.	D. 6 người.
	4. Từ “mỗi” (trong “mỗi một chữ “cá””) là :
	A. Danh từ chỉ đơn vị.	B. Số từ.
	C. Lượng từ.	D. Chỉ từ.
	5. Tổ hợp từ nào là cụm danh từ ?
	A. Cái áo mới này.	B. Đứng hóng ở cửa.	
	C. Con lợn cưới của tôi.	D. câu A, C đúng.
	6. Từ “những” (trong “những người đưa đám”) là :
	A. Danh từ chỉ đơn vị.	B. Số từ.
	C. Lượng từ.	D. Chỉ từ.
	7. Dòng nào sau đây có số từ chỉ thứ tự ?
	A. Hai thế kỷ.	B. 2.000 năm.
	C. Hai thiên niên kỷ.	D. Thiên niên kỷ thứ hai.
	8. Từ “đôi” trong câu nào dưới đây không phải là số từ ?
	A. Hiền và Hoa là đôi bạn thân.
	B. Hai bạn luôn thân thiết gắn bó như đũa có đôi.
	C. Đôi mắt bé đen và sáng.
	D. Ngày xưa có đôi vợ chồng già mà vẫn chưa có con.
	9. Bài học xác đáng nhất rút ra từ truyện “Treo biển” là :
	A. Cần có suy nghĩ và tự chủ trong cuộc sống.
	B. Cần nghe theo những lời khuyên của người khác.
	C. Cần suy nghĩ đến kết quả trước khi làm một việc gì.
	D. Không cần phải treo biển giới thiệu khi bán hàng.
	10. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Đúng hay sai ?
	A. Đúng.	B. Sai.
	11. Mục đích của truyện cười chỉ là tạo ra tiếng cười. Đúng hay sai ?
	A. Đúng.	B. Sai.
	12. Thay cụm từ gạch dưới trong đoạn văn sau đây bằng chỉ từ thích hợp : “Cô Mắt, cậu 
 Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nhà lão Miệng, họ 
 thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch 
 mép.”
	A. Đó.	B. Này.
	C. Ấy. 	D. Đâu.
	13. Trong văn bản “Con hổ có nghĩa”, tại sao tác giả lại xây dựng câu chuyện về con hổ có 
 nghĩa mà không phải là con người có nghĩa ?
	A. Vì đã là con người thì phải có nghĩa.
	B. Vì con người sống với nhau không có nghĩa.
	C. Muốn mượn chuyện con hổ để giáo huấn con người.
	D. Vì đã từng có câu chuyện thật như thế.
	14. Điền những động từ : bay, nhảy, chạy, cất cánh vào chỗ trống thích hợp :
	A. Những chiếc ô tô …………………… trên đường phố.
	B. Máy bay đang ………………………. trên đường băng.
	C. Từng đàn chim ……………………… trên bầu trời.
	D. Chú cá ……………………………… trên mặt nước.
	15. Nhân vật chính trong truyện “Con hổ có nghĩa” là :
	A. Bà đỡ Trần.	B. Bác tiều phu.
	C. Con hổ.	D. Cả 3 nhân vật.
	16. Động từ là :
	A. Những từ chỉ sự vật, hiện tượng.
	B. Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
	C. Những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
	D. Những từ chỉ người.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6đ)
Câu hỏi (2đ) :
Cho biết cách viết tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,…?
Đằng sau tiếng cười truyện “Lợn cưới, áo mới” nhằm phê phán điều gì ?
Tập làm văn (5đ) :
Hãy kể ngắn gọn một truyện cổ tích (hoặc truyền thuyết) mà em yêu thích nhất và nêu lên ý nghĩa của truyện cổ tích (hoặc truyền thuyết) ấy.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDE THI HK1VAN 6.doc