Đề kiểm tra học kỳ II – 2008-2009 môn ngữ văn - lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – 2008-2009 môn ngữ văn - lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – 2008-2009
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm – Thời gian làm bài: 15 phút, không kể thời gian giao đề)
Học sinh chọn đáp án đúng nhất và ghi trên giấy làm bài
Câu 1: Câu tục ngữ được dùng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng là:
A. Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới
C. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
B. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ
D. Kiến dọn tổ thời mưa
Câu 2: Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
Đây là nhận xét bề nghệ thuật của văn bản:
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ(Phạm Văn Đồng)
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
D. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Câu 3: Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), câu chứa luận điểm bao trùm là câu:
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều
Câu 4: Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm., những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự …………… mà Bác Hồ nên gương sáng trong thế giới ngày nay. (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng)
Điền vào chỗ trống trong câu thứ hai của đoạn trích trên là từ:
A. tiến bộ
B. lành mạnh
C. cao sang
D. văn minh
Câu 5: Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Câu văn trên biểu thị ý nghĩ:
Văn chương có nguồn gốc từ cuộc sống con người.
Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để con người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai
Văn chương đem lại cho con người những rung động tình cảm.
Văn chương phản ánh cuộc sống vô cùng phong phú của con người
Câu 6: Nội dung chính của văn bản Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Aùi Quốc):
Tái hiện sự kiện nhà cách mạng Phan Bội Châu bị chính quyền thực dân bắt giam và sắp bị xử án.
Khắc họa hai nhân vật Va – ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc
Vạch rõ sự bịp bợm, lừa đảo và lố bịch của chính quyền thực dân đối với nhà cách mạng Phan Bội Châu
Phản ánh phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thả Phan Bội Châu
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn):
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 8: Câu đặc biệt (in đậm) nào dưới đây dùng để thông báo về sự tồn tại của sự vật?
Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. (Hà Aùnh Minh)
Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. (Khánh Hoài)
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái.(Lê Minh Khuê)
Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé… (Khánh Hoài)
Câu 9: Đoạn trích nào dưới đây không chứa câu rút gọn?
Anh mệt lử. Và nhức đầu. Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống. (Nguyễn Minh Châu)
Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm (Lê Minh Khuê)
Nhưng thấy con cào cào xinh quá, Bé không nỡ. Tha cho nó nhởn nhơ chơi trong cỏ cây. (Trần Hoài Dương)
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. (Hà Aùnh Minh)
Câu 10: Câu bị động là câu:
A. Vườn cây được ông tôi chăm sóc
C. Em bị sốt
b. Nam được giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi
D. Bé bị ốm
Câu 11: Đề văn nghị luận chứng minh là đề:
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
Một kỉ niệm mà em nhớ mãi
Tục ngữ có câu: Aên quả nhớ kẻ trồng cây. Em hiểu thế snào về câu tục ngữ trên?
Câu 12: Tình huống phải viết văn bản báo cáo là:
Chi đội trưởng tổng kết kết quả thi đua chào mừng ngày 26 – 3 của chi đội
Lớp em muốn giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho tập thể lớp đi tham quan bảo tàng lịch sử
Em bị ốm, muốn giáo viên chủ nhiệm cho phép nghỉ học một buổi
Em sẽ phát biểu cảm tưởng trong ngày lễ 20 – 11 do nhà trường tổ chức
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm – Thời gian làm bài : 75 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Qua hai câu tục ngữ:
	Một mặt người bằng mười mặt của
	Đói cho sạch, rách cho thơm
Em hãy minh họa cho nhận xét trên
Câu 2: (5 điểm)
Thờ ơ trước nạn phá rừng – con người đang vô cảm thiên nhiên và tự hủy hoại chính môi trường sống của mình. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
GIẢI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2008-2009
I. TRẮC NGHIỆM:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.ÁN
B
A
A
D
B
C
A
C
D
A
B
A
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Qua hai câu tục ngữ:
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm
-Một mặt người bằng mười mặt của : Chứa nghĩa ẩn dụ con người quý hơn của cải. Vì con người làm ra của cải chứ của cải không tạo ra con người. Câu tục ngữ hàm súc chứa đựng ý nghĩa sâu xa bằng những hình ảnh thực tiễn dễ hiểu trong đời thường”mặt người”; “mặt của” cùng với sự so sánh”bằng”.
-Đói cho sạch, rách cho thơm: Chứa nghĩa ẩn dụ dù nghèo nhưng vẫn phải sống trong sạch thanh nhàn không tham lam của người khác. Người sống cần phải có lòng tự trọng. “Sạch”; “thơm” là hình ảnh tượng trưng thật dễ hiểu, gần gũi và bình dân.
Câu 2: (5 điểm)
Thờ ơ trước nạn phá rừng – con người đang vô cảm thiên nhiên và tự hủy hoại chính môi trường sống của mình. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Bài làm:
	Từ thuở còn tung tăng cắp sách đến trường cấp một, tôi đã thuộc lòng cụm từ: “Nước ta có rừng vàng biển bac, đất phì nhiêu…”. Lớn lên càng được học nhiều về địa lý, tôi lại biết thêm rằng rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và các sinh vật.
	Điều đầu tiên dễ thấy, đó là màu xanh bất tận, quen thuộc của cây cối xung quanh ta, rừng như một lá phổi mát mẻ, miệt mài chăm chỉ lọc cacbonic tạo oxy cho sự sống của chúng ta trường tồn mãi mãi. Chúng ta phải thật sự cảm ơn tạo hoá, bởi tạo hoá đã cung cấp cho ta chiếc máy tuyệt diệu này. Như một người mẹ cần cù, rừng cây xung quanh ta chăm chút cho từng hơi thở của mỗi chúng ta. Hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó xung quanh ta không còn màu xanh mát mẻ của cây cối. Chắc chắn rằng, sẽ không có sự sống. Mà nếu có thì sự sống đó sẽ vô cùng nóng bức. Từ xa xưa loài người đã biết: Rừng mang đến cho con người vô vàn đều lợi. Từ gỗ để xây dựng, chế tạo các vật dụng gia đình. Đến những chế phẩm sinh học, dược liệu quý để chữa bệnh. Rừng còn là kho tàng của biết bao lâm sản cực kì quý báu như: quế, hồi, sa nhân; trầm kỳ… và biết bao những sản vật xuất khẩu có giá trị khác. Có một điều mãi sau này, con người mới ý thức được “ Rừng là một chiếc máy điều hoà khí hậu tuyệt vời nhất”. Chính rừng đã giữ nước, chắn gió, giữ đất, khiến cho mãnh đất lắm mưa nhiều bão của chúng ta bớt đi những thiệt hại do thiên tai mang đến. “ Rừng đúng là quý giá đối với con người chúng ta phải không các bạn?” Vậy mà hiện nay có rất nhiều kẻ đang từng ngày triệt phá những cánh rừng có từ hàng ngàn năm trước. Họ không nhận thức được với vài đòng bạc lợi nhuận có từ việc phá rừng của họ, đã khiến cho biết bao gia đình lao đao màn trời chiếu đất sau các cơn lũ quét bất thường, khó hiểu. Bị loà mắt bởi những đồng tiền bất chính ấy, họ không hiểu được rằng để có những rừng cây ngày nay, cha ông ta đã vất vã tốn biết bao mồ hôi, máu và nước mắt…
	Biết được giá trị to lớn của rừng, biết được ích lợi quý giá của rừng, tôi nguyện sẽ làm người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh. Hiện tại là một học sinh phổ thông còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ tích cực tham gia các phong trào: “Tết trồng cây theo lời bác Hồ” hay “Phủ trống đồi núi trọc”. Bên cạnh đó, tôi sẽ tích cực tuyên truyền cho các bạn cùng trang lứa làm tốt như mình, để xung quanh chúng ta lúc nào cũng tràn đầy màu xanh cây cối. 



File đính kèm:

  • docde thi thu ngu van 7.doc
Đề thi liên quan