Đề kiểm tra học kỳ II, lớp 10 môn: ngữ văn (ct chuẩn) TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II, lớp 10 môn: ngữ văn (ct chuẩn) TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN (CT CHUẨN)
 Thời gian: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn 10 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Văn học, Tiếng Việt, Làm văn: Phú sông Bạch Đằng, Cáo bình Ngô, truyện Kiều, Các phép tu từ: phép điệp, phép đối…
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần trắc nghiệm trong 15 phút; phần tự luận trong 75 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 10, học kì II;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận:

 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL

1. Tiếng Việt:
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Phép tu từ: Phép đối.

- Nhận biết được các phép tu từ trong câu.



- Nắm được các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt và vận dụng vào việc viết câu đúng từ, đúng ngữ pháp. 


Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
1

2

3

 0.25
2.5%
 
 0.5 
5%

 0.75 
7.5%
2.Văn học:
- Văn bản văn học: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ), Các đoạn trích từ Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du.
- Nhớ lại văn bản
- Nắm được đặc trưng một số thể loại văn bản
- Nêu được một số nội dung, tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm. 
- Hiểu được đặc trưng thể loại cáo và tuyên ngôn.
- Hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm thông qua cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm.







Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
6
2


8

 1.5
15%
 0.5 
5%


 2.0
20% 
3. Làm văn:
- Các thao tác nghị luận
- Nghị luận văn học
Nêu được: Những thao tác cơ bản thường gặp trong hoạt động nghị luận.

Kĩ năng: Nghị luận văn học. (Cụ thể: Phân tích tâm trạng nhân vật Kiều thông qua trích đoạn: Nỗi thương mình trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.) 



Số câu 
Số diểm 
Tỉ lệ 
1 


1
2

 0.25 
2.5%


 7.0
70%
 7.25
72.5%
Tổng số câu 
Tổng số diểm 
Tỉ lệ 
8
 2.0 
20%
2
 0.5
5%
2
 0.5
5%
1
 7.0
70% 
13
 10
100% 


IV. ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề )
 ( Học sinh làm bài trên giấy thi) 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 

Mã đề thi: 151
 

I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm)
	Chọn chữ cái đứng đầu các đáp án đúng nhất của các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1. A, 2. B…
Câu 1. Chữ khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được tác giả dùng với nghĩa:
	A. Một nhà thơ ngoạn cảnh sinh tình B. Một con người có tráng khí bốn phương
	C. Một vương hầu nhàn nhã D. Một dũng tướng trở lại chiến trường xưa 
Câu 2. Thể cáo tương ứng với loại văn bản nào sau đây?
	A. Nghị quyết	B. Chỉ thị	C. Tuyên ngôn	D. Lời kêu gọi
Câu 3. Điền vào chỗ trống trong câu văn:
	Đại cáo bình Ngô do Nguyễn Trãi (…) Lê Lợi soạn thảo để công bố một sự kiện trọng đại nhất của quốc gia
	A. Vâng mệnh	B. Vâng lệnh 	C. Thừa lệnh	D. Nhận lệnh
Câu 4. Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới vào năm:
	A. 1965	B. 1970	C. 1975	D. 1980
Câu 5. Trong Tựa “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương trình bày mấy lí do chủ quan khiến thơ văn bị thất truyền?
	A. Hai	B. Ba	C. Bốn	D. Năm
Câu 6. Xây dựng nhân vật Thổ công trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản viên, Nguyễn Dữ muốn người đọc suy nghĩ:
	A. Phải biết trả nghĩa đền ơn	B. Phải biết lo lót cho quan trên
	C. Phải tận tâm với công việc	D. Phải cảnh giác đề phòng 
Câu 7. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du cho văn học dân tộc chính là:
	A. Về thể loại 	B. Về ngôn ngữ
	C. Về phong cách 	D. Về bút pháp
Câu 8. Trong những câu sau đây, câu nào không mắc lỗi về từ ngữ?
	A. Làm như vậy, vô hình chung đã nêu gương xấu cho lớp trẻ.
	B. Yếu điểm của nền kinh tế là du lịch.
	C. Không nên đi bộ trong lòng đường. 
	D. Thuyền bè đi lại ngược xuôi dưới mặt nước. 
Câu 9. Trong những câu sau, câu nào đúng về ngữ pháp?
	A. Ở đây nhổ răng không đau.	
	B. Tại đây nhận xay bột trẻ em.
	C. Thỉnh thoảng trên báo vẫn viết câu sai ngữ pháp.	
	D. Sinh viên không được qua lại khu vực này.
Trang 1/2 – Mã đề 151

Câu 10. Dòng nào không nêu đúng các thao tác cơ bản thường gặp trong hoạt động nghị luận?
	A. Phân tích, tổng hợp	B. Quy nạp, diễn dịch
	C. Tra cứu, sưu tập	D. So sánh, đối chiếu
Câu 11. Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung - trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - là của:
	A. Thúy Kiều với Kim Trọng	B. Thúy Vân với Kim Trọng
	C. Thúy Kiều với Thúy Vân	D. Thúy Vân, Kim Trọng với Thúy Kiều
Câu 12. Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép đối?
	A. Không thầy đố mày làm nên 
	(Tục ngữ)
	B. Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn 
	(Ca dao)
	C. Nhà khó đẻ con khôn 
	 (tục ngữ)	
	D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa 	
 (tục ngữ)
II. Phần tự luận (7.0 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn Nỗi thương mình trích Truyện Kiều  của Nguyễn Du.























Trang 2/2 – Mã đề 151

Trang 2/2 – Mã đề 151

Trang 2/2 – Mã đề 151

SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
 TRƯỜNG THPT MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề )
 ( Học sinh làm bài trên giấy thi) 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 

Mã đề thi: 185
 

I. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm)
	Chọn chữ cái đứng đầu các đáp án đúng nhất của các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1. A, 2. B…
Câu 1. Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép đối?
	A. Không thầy đố mày làm nên. 
	(Tục ngữ)
	B. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. 	
	(Tục ngữ)
	C. Nhà khó đẻ con khôn. 
	 (Tục ngữ)	
	D. Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn. 
 (Tục ngữ)
Câu 2. Trong những câu sau đây, câu nào không mắc lỗi về từ ngữ?
	A. Làm như vậy, vô hình chung đã nêu gương xấu cho lớp trẻ.
	B. Thuyền bè đi lại ngược xuôi dưới mặt nước.
	C. Không nên đi bộ trong lòng đường. 
	D. Yếu điểm của nền kinh tế là du lịch. 
Câu 3. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du cho văn học dân tộc chính là:
	A. Về ngôn ngữ	B. Về thể loại 	
	C. Về phong cách 	D. Về bút pháp
Câu 4. Trong những câu sau, câu nào đúng về ngữ pháp?
	A. Ở đây nhổ răng không đau.	
	B. Tại đây nhận xay bột trẻ em.
	C. Sinh viên không được qua lại khu vực này.
	D. Thỉnh thoảng trên báo vẫn viết câu sai ngữ pháp.	
Câu 5. Dòng nào không nêu đúng các thao tác cơ bản thường gặp trong hoạt động nghị luận?
	A. Phân tích, tổng hợp	B. Tra cứu, sưu tập 
	C. Quy nạp, diễn dịch	D. So sánh, đối chiếu 
Câu 6. Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung - trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - là của:
	A. Thúy Kiều với Kim Trọng	B. Thúy Vân với Kim Trọng
	C. Thúy Vân, Kim Trọng với Thúy Kiều	D. Thúy Kiều với Thúy Vân 
Câu 7. Điền vào chỗ trống trong câu văn:
	Đại cáo bình Ngô do Nguyễn Trãi (…) Lê Lợi soạn thảo để công bố một sự kiện trọng đại nhất của quốc gia
	A. Thừa lệnh	B. Vâng lệnh 	C. Vâng mệnh	D. Nhận lệnh
Câu 8. Thể cáo tương ứng với loại văn bản nào sau đây?
Trang 1/2 – Mã đề 185

	A. Nghị quyết	B. Tuyên ngôn	C. Chỉ thị	D. Lời kêu gọi
Câu 9. Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới vào năm:
	A. 1965	B. 1970	C. 1975	D. 1980
Câu 10. Trong Tựa “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương trình bày mấy lí do chủ quan khiến thơ văn bị thất truyền?
	A. Hai	B. Ba	C. Bốn	D. Năm
Câu 11. Xây dựng nhân vật Thổ công trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản viên, Nguyễn Dữ muốn người đọc suy nghĩ:
	A. Phải cảnh giác đề phòng	B. Phải biết lo lót cho quan trên
	C. Phải tận tâm với công việc	D. Phải biết trả nghĩa đền ơn
Câu 12. Chữ khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được tác giả dùng với nghĩa:
	A. Một dũng tướng trở lại chiến trường xưa B. Một nhà thơ ngoạn cảnh sinh tình 
	C. Một con người có tráng khí bốn phương D. Một vương hầu nhàn nhã 
II. Phần tự luận (7.0 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn Nỗi thương mình trích Truyện Kiều  của Nguyễn Du. 











Trang 2/2 – Mã đề 185

Trang 2/2 – Mã đề 185

SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
 

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
Học kỳ II – Năm học: 2010 - 2011 

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Đáp án mã đề: 151
1.A, 2.C, 3.C, 4.A, 5.C, 6.A, 7.B, 8.B, 9.D, 10.C, 11.D, 12.D

Đáp án mã đề: 185
1.B, 2.D, 3.A, 4.C, 5.B, 6.C, 7.A, 8.B, 9.A, 10.C, 11.D, 12.B

II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
 	Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học; kết cấu bài chặt chẽ, trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc, dùng từ đúng nghĩa, câu đúng cấu trúc ngữ pháp; bài viết cẩn thận.
 	 2. Yêu cầu về kiến thức:
	Đây là một đề bài mà học sinh có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc và sự hiểu biết, nhận thức riêng về một hình tượng trong tác phẩm. Do đó, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào những khía cạnh mà mình tâm đắc nhất. Điều quan trọng nhất là chất lượng bài làm ở chiều sâu của sự cảm nhận.	
Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, học sinh lựa chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật những hiểu biết và cảm xúc của mình về tác phẩm này. Nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 
 Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu nhân vật (thuộc: đoạn trích? Tác phẩm? Tác giả?) và nội dung cần phân tích. 

0, 5 đ

Thân bài
(6 đ)

- Hoàn cảnh bộc lộ tâm trạng
- Tâm trạng cô đơn, đau khổ, chán chường của Kiều khi nhớ về quá khứ đẹp đẽ và ý thức được hiện tại nghiệt ngã của mình.
- Tâm trạng thương thân, xót phận của Kiều khi ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp.
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật được tác giả thể hiện qua các hình thức đối xứng, cách sử dụng từ ngữ, điển tích, thành ngữ…

1.0 đ
2.0 đ

2.0 đ

1,0đ
Kết bài
(0,5 đ) 
- Nhận xét chung

0,5 đ
 
BIỂU ĐIỂM

- Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên; Văn viết có cảm xúc; Dẫn chứng chọn lọc, chính xác; Bố cục rõ ràng, chặt chẽ; Không mắc các loại lỗi.
- Điểm 5- 6: Hiểu đúng yêu cầu của đề; Văn viết có cảm xúc; Dẫn chứng chọn lọc, chính xác; Bố cục rõ ràng, chặt chẽ; Có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3-4: Viết được khoảng nửa số ý; Văn viết có cảm xúc, có thể có một số sai sót.
- Điểm 2: Hiểu đúng yêu cầu của đề, nhưng trình bày còn sơ sài và còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1: Tuy có viết về tác phẩm nhưng sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp.
- Điểm 0: Học sinh để giấy trắng














 
 
 

File đính kèm:

  • docLinh NV.doc