Đề kiểm tra học kỳ II lớp 12 - Môn SInh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II lớp 12 - Môn SInh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò kiÓm tra häc kú ii líp 12 N¨m häc 2008 - 2009 Thêi gian lµm bµi 45phót Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào: A. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ. B. Sự dịch chuyển của các đại lục. C. Đặc điểm của các hóa thạch. D. Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu, các hóa thạch điển hình. Di truyền chéo xảy ra khi tính trạng được qui định bởi: A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X. B. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y. C. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X. D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y. Nguyên tắc để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt di truyền là A. Làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng B. Làm thay đổi số lượng NST C. Làm thay đổi cấu trúc NST D. Làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST Công trình của Cacpêsenkô tạo ra dạng lai tứ bội 2 loài A. Khoai tây và cà chua B. Hai loài thuốc lá khác nhau C. Khoai tây trồng và khoai tây dại D. Cải củ và cải bắp Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi trong vòng 4 đời là: A. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp. B. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình. C. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai. D. Thế hệ sau x/hiện các biểu hiện bất thường về trí tuệ. Một số loài thú ở xứ lạnh ( như thỏ, chồn) về mùa đông có bộ lông màu: A. Đen. B. Đốm. C. Xám. D. Trắng. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? A. Cây đậu Hà Lan. B. Cây lúa. C. Cây củ cải đường. D. Cây ngô. Nhân tố nào có tính định hướng cho tiến hóa? A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly. Tồn tại trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là: A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. C. Chưa hiểu rõ cơ chế tác động của sự thay đổi của ngoại cảnh. D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta cho rằng: AA aa. Đó là giả thuyết nào? A. Giả thuyết dị hợp, gen trội lấn át gen lặn. B. Tác động cộng gộp của các gen trội có lợi. C. Giả thuyết siêu trội. D. Giả thuyết đồng trội. Đại phân tử hữu cơ đầu tiên hình thành trong quá trình tiến hóa hóa học là: A. Axit amin, prôtêin B. Nuclêôtit, axit nuclêic C. Axit amin, Nuclêôtit D. Prôtêin, axit nuclêic Thời kỳ sinh trưởng của thực vật ở bãi bồi sông Volga và ở bờ sông khác nhau nên chúng không giao phối với nhau, đó là phương thức? A. Cách ly từ nòi địa lý B. Cách ly từ nòi sinh thái. C. Lai xa kết hợp với đa bội hóa D. Cách ly di truyền. Hiện tượng có những loài có cấu trúc cơ thể đơn giản nhưng vẫn tồn tại song song với những loài cơ thể có cấu trúc phức tạp là ví dụ chứng minh điều gì? A. Chọn lọc tự nhiên là động lực của sự tiến hóa. B. Thích nghi là hướng tiến hóa chủ yếu. C. Sự đồng qui tính trạng. D. Trong sự tiến hóa không có sự đào thải các dạng kém thích nghi. Hoá thạch là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước: A. Đã được phục chế lại trong các phòng thí nghiệm. B. Được bảo quản ở nhiệt độ -200C. C. Đã để lại trong các lớp đất đá. D. Cả 2 câu B và C. Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền: A. Biến dị tổ hợp, đột biến gen. B. Thường biến, đột biến gen. C. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến NST. D. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. Hợp chất hữu cơ nào sau đây được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống? A. Gluxit, lipit, prôtêin. B. Axit nuclêic, gluxit. C. Axit nuclêic, prôtêin. D. Axit nuclêic, lipit. Theo quan niệm của Đác-Uyn về sự hình thành loài mới: A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của CLNT, theo con đường phân ly tính trạng. C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của CLTN, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung. D. Loài mới được hình thành tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. Điều nào sau đây là đúng với tiến hoá nhỏ: A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Quá trình hình thành các loài mới. C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian dài. D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Các cá thể thuộc các nhóm, các quần thể khác nhau không giao phối với nhau là do đặc điểm cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động sinh dục khác nhau gọi là: A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh sản. C. Cách li di truyền. D. Cách li sinh thái. Người và vượn người có điểm giống nhau là: A. Có 4 nhóm máu. B. Thể tích não. C. Diện tích vỏ não. D. Cột sống, xương chậu . Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất có hỗn hợp các chất khí sau ngoại trừ: A. CH4, Hơi nước. B. CH4, NH3, Hơi nước. C. Hydrô. D. Oxy. Sự phát sinh sự sống trên quả đất lần lượt trãi qua các giai đoạn là: A. Tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học B. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học. Để tạo thành những mạch pôlypeptit, các nhà khoa học đã đem một số hỗn hợp axit amin đun nóng ở nhiệt độ: A. 120o – 150oC B. 150o – 180oC C. 180o – 210oC D. 210o – 240oC Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần người nhất : A.Vượn B.Đười ươi C.Gorila D.Tinh tinh Ngày nay sự sống không xuất hiện theo con đường hoá học nữa vì: A. Thiếu điều kiện lịch sử, chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sống bị vi khuẩn phân huỷ. B. Các loài sinh vật đã rất đa dạng phong phú. C. Các chất hữu cơ được tổng hợp theo phương thức sinh học. D. Quá trình tiến hoá của sinh giới theo hướng ngày càng phức tạp. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn ? A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung . B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng . C. Chọn lọc nhân tạo bao gồm hai mặt song song, vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người . D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải . Nguyên nhân tiến hóa theo Đacuyn là gì ? A. Khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật . B. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động của động vật . C. CLTN theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người . D. CLTN tác động thông qua hai đặc tính là : BD và DT Đại địa chất cổ xưa nhất của quả đất là: A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Người đầu tiên xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới: A. Đacuyn B. Lamac C. Kimura D. Hacđi Cách li có vai trò trong tiến hoá: A. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể. B. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen so với quần thể gốc. C. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi. D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là A. Lamac B.Menden C. Đacuyn D. Xanh Hile Có 4 dòng được ký hiệu A, B, C, D - Người ta thực hiện phép lai Dòng A x Dòng B -> Dòng E Dòng C x Dòng D -> Dòng F Dòng E x Dòng F -> Dòng H Sơ đồ trên thể hiện phép lai nào ? A. Lai khác thứ B. Lai cải tiến C. Lai khác dòng đơn D. Lai khác dòng kép Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vât nuôi và cây trồng là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo C. Phân ly tính trạng D. Sự thích nghi với môi trường
File đính kèm:
- T37 - KT.doc