Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 6 môn: ngữ văn thời gian: 90 phút

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 6 môn: ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ ii - lớp 6
Môn: ngữ văn
Thời gian: 90 phút

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm - mỗi câu 0,25 điểm
	* Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái câu trả lời đúng nhất.
	"Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi…đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
	Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người".
	 (SGK Ngữ văn 6 - tập 2).
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
	A. Sông nước Cà Mau	B. Lao xao
	C. Dế Mèn phiêu lưu kí	D. Cây tre Việt Nam
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Thép Mới.	B. Tô Hoài.
	C. Đoàn Giỏi.	D. Duy Khán.
3. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
	A. Kí.	B. Truyện ngắn.
	C. Thơ.	D. Tiểu thuyết.
4. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
	A. Tự sự	B. Lập luận
	C. Miêu tả.	D. Biểu cảm.
5. Đoạn văn trên đem lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây tre?
	A. Dịu dàng và mềm mại.	B. Mạnh mẽ và oai hùng.
	C. Đẹp, thân thuộc và đầy sức sống.	D. Duyên dáng và yểu điệu.
6. Loại cây nào sau đây không cùng họ với tre?
	A. Sến.	B. Vầu.
C. Trúc.	D. Nứa
7. Cho câu văn: Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Câu trên có phải là loại câu đơn trần thuật không?
	A. Có	B. Không.
8. Khi viết: Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn, tác gỉa đã sử dụng những biện pháp tu từ gì?
	A. So sánh. 	C. Nhân hóa.
	B. ẩn dụ.	D. Hoán dụ
	
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cây tre trong văn bản Cây tre Việt Nam. (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu).
Câu 2: (6 điểm)
	Em vừa có dịp tham quan một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử. Hãy tả lại cảnh đó.



Đáp án - biểu điểm văn 6
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm - mỗi câu 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
A
D
C
A
A
C

Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2đ) Yêu cầu:
Hình thức: + Đoạn văn khoảng 5 -6 câu.
 + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. ( o,5 điểm)
Nội dung: 
+ Trình bày được vẻ đẹp của cây tre về: Màu sắc, dáng điệu, sức sống mãnh liệt của cây tre.
 + Thấy được sự gắn bó của tre đối với con người Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
 + Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. 
	- Yêu cầu: Học sinh trình bày sự cảm nhận của mình bằng lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng thể hiện được sự cảm thụ văn học.
Câu 2: Tập làm văn (6đ). Bài làm cần đạt các yêu cầu sau
1. Về nội dung:
	- Trình tự miêu tả hợp lí.
	- Miêu tả từ khái quát đến cụ thể ( Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh)
	- ấn tượng của bản thân về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó
	- Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ và giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó.
2. Về hình thức:
	- Đúng kiểu bài miêu tả.
	- Bố cục rõ ràng, viết văn tự nhiên.
* Biểu điểm:
	+ Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết sinh động cụ thể, chính xác theo yêu cầu của thể loại miêu tả, lời văn trong sáng, độc đáo, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết.
	+ Điểm 4: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng nội dung chưa nổi bật, có thể mắc một số lỗi dùng từ, đặt câu.
	+ Điểm 3: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, nội dung còn mờ nhạt, trình bày diễn đạt chưa cụ thể, thiếu sáng rõ, mắc một số lỗi dùng từ, diễn đạt.
	+ Điểm 2: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên, không tập trung, diễn đạt lủng củng, nhiều câu sai, thiên về kể.
	+ Điểm 0, 1: Không nộp bài, lạc đề, chưa xác định được yêu cầu của đề.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 6 1 tiet HK II.doc