Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 8 THCS năm học 2007-2008 Môn : Ngữ Văn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Lớp 8 THCS năm học 2007-2008 Môn : Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG GD & đT HướNG HóA
Trường : ...........................................
Họ và tên : ...................................
Lớp : ...........
đề KIểM TRA HọC Kỳ iI - LớP 8 THCS
Năm học 2007-2008
Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao bài)

 Điểm
 Lời phê của thầy, cô giáo 





Phần I trắc nghiệm . 
(Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn các câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời )
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đổ .
 	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về .
“ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe ”
 	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
 	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng .
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
 	Chiếc thuyền in bến mỏi trở về nằm.
 	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ .
( Trích Quê hương của Tế Hanh . Ngữ văn 8 tập 2)

Câu 1 . Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ là ai ?
 	A. Tác giả . 	B. Người dân chài .
 	C. Chiếc thuyền . 	D. Tác giả và dân chài .
Câu 2 . Trong đoạn thơ , tác giả dùng phương thức biểu đạt nào chính ?
	A. Miêu tả. 	B. Tự sự .
 	C. Biểu cảm. 	D. Nghị luận .
Câu 3 . Nội dung chính trong đoạn thơ là gì : 
	A. Thuyền cá nghĩ ngơi sau một ngày làm việc vất vã.
	B. Dân chài nóng lòng chờ doàn thuyền đánh cá về.
	C. Niềm phấn khởi của người dân chài trước thành quả lao động khi thuyền về bến .
	D. Sự biết ơn thần linh , biển cả của người dân chài .
Câu 4 . Hai câu thơ : “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ ’’
 Thể hiện điều gì ?
	A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi.
	B. Vị mặn mòi của biển khơi.
	C. Người dân chài khỏe mạnh và kiên cường.
	D. Người dân chài đầy vị mặn.
Câu 5 . Một trong những cảm hứng chung của bài thơ “ Nhớ rừng - Thế Lữ; Ông Đồ - Vũ Đình Liên “ 
	A. Nhớ tiếc quá khứ.
	B. Thương người và hoài cổ .
	C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại .
	D. Đau xót và bất lực .
 Câu 6 . Bài thơ Quê hương - Tế Hanh được viết theo thể thơ nào ?
	A. Thể thơ tự do. 	B. Thể thơ mới .
C. Thể thơ mới. 	D. Thể thơ song thất lục bát .
 Câu 7 . Mở đầu và kết thúc bài thơ " Khi con tu hú " của Tố Hữu đều có tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim đều khác nhau. Đó là tâm trạng gì ? 
Tâm trạng người tù ở đoạn đầu : ...................................................................
Tâm trạng người tù ở đoạn cuối : .................................................................
 Câu 8 . Hai câu thơ dưới đây có ý nghĩa tương tự nội dung bài thơ “ Ngắm trăng - Hồ Chí Minh ”
Sống trên đời này người cũng vậy - Gian nan rèn luyện mới thành công
Núi cao lên đến tận cùng - Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non . 
Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao .
Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền . 
Câu 9 . Văn bản “ Nước Đại Việt ta " của Nguyễn Trãi thuộc phương thức biểu đạt nào ? 
 	A. Biểu cảm . 	B. Tự sự .
 	C. Nghị luận . D. Miêu tả . 
 Câu 10. Điền các hành động nói thực hiện trực tiếp qua các kiểu câu : 
Hành động trình bày : ...................................................................................
 	Hành động điều khiển: .................................................................................
 	Hành động hứa hẹn : ....................................................................................
 	Hành động hỏi : ............................................................................................
 	Hành động bọc lộ cảm xúc : ........................................................................
 Câu 11 . Câu thơ “ Tôi thấy cái mùi mặn nồng quá! “ là câu gì ?
 	A. Câu trần thuật . 	B. Câu cầu khiến .
 	C. Câu nghi vấn . 	D. Câu cảm thán .
 Câu 12 . Hai câu thơ “ Ngày hôm qua ồn ào sau bến đổ 
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
đã thực hiện hành động nói nào ?
 	A. Trình bày. 	B. Biểu lộ cảm xúc.
 	C . Điều khiển. 	D. Hỏi.
Câu 13 . Những từ nào sau đây thuộc trường từ vựng “ Dụng cụ đánh cá “ 
	A. Bến, cá, chất muối .	B. Bến, xa xăm, thớ vỏ.
	C. Chài, bến cá.	D. Thuyền, chài lưới .
Câu 14 . Khi con tu hú gọi bầy, lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần là ?
	A. Câu ghép chính phụ .
	B. Câu ghép liên hợp .
Phần II : Tự luận :
Đề ra : Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công .



đáp án và biểu điểm

Phần I : Trắc nghiệm : ( 5 điểm) 

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐA
D
C
C
A
A
B

C
C

D
B
D
B

(Mổi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 7 : ( 1 điểm)
- Tâm trạng người tù ở đoạn đầu : Vui vẻ, yêu đời, yêu cuộc sống.
- Tâm trạng người tù ở đoạn cuối : Uất ức, bực bội.
Câu 10 : (1 điểm)
 	- Hành động trình baỳ: Câu trần thuật.
 	- Hành động bộc lộ cảm xúc : Câu cảm thán.
 	- Hành động điều khiển : Câu cầu khiến
 	- Hành động hỏi : Câu nghi vấn.
 	- Hành động hứa hẹn : (Các loại câu trên)
Phần II Tự luận ( 5 điểm )
 1 Yêu cầu chung : Đây là bài văn nghị luận về một vấn đề được thể hiện qua câu tục ngữ nên học sinh phải giải thích cho người đọc hiểu rõ vấn đề .

Thất bại là mẹ của thành công
 2. Yêu cầu cụ thể : 
 	- Mở bài : Giới thiệu vấn đề : Thất bại là mẹ của thành công.
 	- Thân bài : Làm sáng tỏ hệ thống luận điểm sau:
 	+ Thất bại là mẹ của thành công có nghĩa là thất bại sẽ tạo ra những thành công mới .
 	+ Sau thất bại ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu và rèn luyện ý chí vươn lên.
 	+ Đưa các dẩn chứng trong cuộc sống và những người nổi tiếng về vấn đề này .
	- Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
*Biểu điểm .
	- Mở bài : 0,5 điểm.
	- Thân bài : 4 điểm 
	- Kết bài : 0,5 điểm 
 	* Lưu ý : Mổi phần chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đáp ứng được đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày chính xác, rõ ràng, diển đạt mạch lạc, chặt chẽ. Sai không quá 3 lỗi chính tả.
Phần còn lại, GV tùy vào mức độ hoàn thành bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. 

File đính kèm:

  • docde thi oc ki II truong THCS Long ThanhHuong Hoa.doc