Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Địa lý khối: 6

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Địa lý khối: 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Tam Nông
 Trường: THCS Tứ Mỹ
Đề kiểm tra học kỳ ii
Môn: địa lý
Khối: 6
Câu 1: kể tên các dạng địa hình trên bề mặt trái đất? Nêu giá trị kinh tế của địa hình miền núi?(3đ)
Câu 2: Thời tiết là gì? Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?(3đ)
Câu3: Vẽ và điền các đới khí hậu trên trái đất? Liên hệ với Việt Nam(4đ)
=================== Hết =====================
Phòng GD&ĐT Tam Nông
 Trường THCS Tứ Mỹ
Đề kiểm tra học kỳ ii
Môn: địa lý
Khối: 7
Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình Nam Phi(2đ)
Câu 2: Địa hình châu Nam cực có điểm gì nổi bật? (2đ)
Câu3: Châu Âu có những điểm khí hậu nào? Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu chính?(3đ)
Câu 4: Kể tên các nước ở Bắc Âu?Nêu đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Âu?(3đ)
===================Hết =========================
Phòng GD&ĐT Tam Nông Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008-2009
Trường: THCS Tứ Mỹ	Môn : Sinh học Lớp 9 
	 	 ( Thời gian : 45 phút )
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (2 điểm ) Khoanh tròn vào các phương án đúng ?
Câu 1: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định được gọi là: 
A. Giới hạn sinh thái.	B. Khả năng cơ thể
C. Tác động sinh thái	D. Sức bền của cơ thể.
Câu 2: Quan hệ cạnh tranh khác loài là:
A. Lúa và cỏ trên một cánh đồng.	B. Tảo và nấm trong Địa y
C. Rận và Trâu.	D. Cây nắp ấm và côn trùng.
Câu 3 : Môi trường số của giun sán ký sinh là : 
A. Nước.	B. Đất-Không khí.	C. Sinh vật.	D. Trong đất.
Câu 4: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể ;
Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
Các con chim nuôi trong một vườn bách thú
Các con sói trong một khu rừng
Các con ong mật trong một vườn hoa.
Câu 5: Trong một hệ sinh thái:Vi khuẩn, Nấm là:
A. Sinh vật sản xuất.	B. Sinh vật phân giải
C. Sinh vật tiêu thụ	D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất:
A. Sinh vật dị dưỡng.	B. Vi khuẩn, nấm.
C. Động vật ăn thịt. 	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Con người biết trồng cây lương thực ở thời kỳ nào: 
A. Thời kỳ nguyên thủy.	B. Thời kỳ Xã hội công nghiệp
C. Thời kỳ xã hội nông nghiệp	D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do: 
A. Các loại sinh vật.	B. Lũ lụt, thiên tai.
C. Sự thay đổi khí hậu.	C. Tác động của con người.
Câu 9 : Đất là tài nguyên tái sinh là do :
Trong đất có chứa nhiều khoáng sản kim loại.
Đất thường xuyên được bồi đắp phù sa, mùn từ xác sinh vật.
Trong đất cón nhiều than đá
Trong đất có nhiều quặng.
Câu 10: Đối với động vật hoang dã Luật bảo vệ môi trường quy định:
A. Không săn bắt đông vật non.	B. Nghiêm cấm đánh bắt.
C. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi	D. Chỉ săn bắt thú lớn.
II. Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1: (2 đ) Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? 
Câu 2: (2 đ ) Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường?
Câu 3: (2 đ) Theo em cần làm gì để phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp?
Câu 4: (2 điểm) Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
===================Hết =========================
Phòng GD&ĐT Tam Nông 	 Đáp án và biểu điểm
Trường: THCS Tứ Mỹ	 Môn sinh học 9
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: A 	Câu 2: A	Câu 3: C	Câu 4: B 
Câu 5: B	Câu 6: B	Câu 7: C	Câu 8: C
Câu 9: B	Câu 10: B
Phần II: Tự luận 
Câu1:(2 điểm)
 -Nêu được hai biện pháp chủ yếu:Đó là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa.
 +Bảo vệ các khu rừng già,rừng đầu nguồn,trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
 +Xây dựng các khu bảo tồn,các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã
 +Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
 +ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
 +Trồng cây gây rừng trên vùng đất trống đồi trọc có hiệu quả hạn chế xói mòn đất,hạn chế hạn hán lũ lụt,tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật và tăng mức
độ đa dạng sinh học,cải tạo khí hậu
 +Bón phân hợp lý tăng độ màu mỡ cho đất,tạo điều kiện phủ xanh đất trống đồi trọc,vùng đất bỏ hoang hóa
 +Thay đổi các loại cây trồng hợp lý(luân canh,xen kẽ) làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
 +Chọn giống vật nuôi cây trồng có năng xuất cao góp phần đem lại lợi ích kinh tế
..
Câu2(2 điểm):Nêu được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường như:
 -Phải chấp hành nghiêm chỉnh và đúng luật bảo vệ môi trường
 -Không vứt rác bừa bãi ở những nơi chưa đúng quy định.
 -Tuyên truyền dưới nhiều hình thức để mọi người cùng hiểu và chấp hành tốt
 -Tham gia trồng nhiều cây xanh và bảo vệ tốt chúng.
 -Khi thấy bạn chưa làm tốt việc bảo vệ môi trường cần nhắc nhở và giúp đỡ để bạn làm tốt hơn.
Câu 3(2 điểm):Phải nêu được biện pháp phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như:
 +Duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như vùng đồng bằng châu thổ sông hồnh,vùng đồng bằng châu thổ sông cửu longĐồng thời cải tạo các hệ sinh thái đó để đạt năng suất cao
Câu 4(2 điểm):Nêu được nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là nguồn năng lượng tài nguyên vĩnh cửu và tài nguyên tái sinh như:năng lượng mặt trời,gió,sóng,đất ,nước,sinh vật
Ví dụ:Sử dụng năng lượng suối nước nóng.Hiện nay đã có và đang sử dụng nguyồn năng lượng suối nước nóng ở huỵện Thanh Thủy Tỉnh Phú Thọ .
======================== Hết ========================Phòng GD&ĐT Tam Nông Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008-2009
Trường: THCS Tứ Mỹ	Môn : Sinh học Lớp 8 
	 	 ( Thời gian : 45 phút )
Phần I: Trắc nghiệm 
Câu 1. Chức năng của ống dẫn nước tiểu là:
a. Dẫn nước tiểu từ bóng đái vào thận
b. Dẫn nước tiểu từ bóng đái thoát ra ngoài
c. Dẫn nước tiểu từ thận vào bóng đái
d. Lọc chất cặn bã từ máu tạo nước tiểu
Câu 2. Chức năng của da là:
a. Bảo vệ cơ thể, chống vi khuẩn gây bệnh
	b. Tiếp nhận KT của môi trường
c. Bài tiết và điều hoà thân nhiệt
	d. Cả a, b, c đều đúng
Phần II: Tự luận 
Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
Câu 4 : Nêu chức năng và vai trò hoomon tuyến tụy:
===================Hết =========================
Phòng GD&ĐT Tam Nông 	 Đáp án và biểu điểm
Trường: THCS Tứ Mỹ	 Môn sinh học 8
Phần I: Trắc nghiệm 2 điểm
Câu 1: c (0.25đ)
Câu 2: d (0.25đ)
Câu 3: 
1- Hạch giao cảm (0.25đ)
2- Rễ sau (0.25đ)
3- Rễ sau (0.25đ)
4- Rễ trước (0.25đ)
Câu 4: d (0.5đ)
Phần II: Tự luận 
Câu 4: (2.5đ)
	* Nơ ron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
- Mỗi nơ ron gồm 1 thân, nhiều sợi nhánh và 1 sợi trục, sợi trúc thường có bao miêlin.(0.75đ)
- Tận cùng sợ trục có các xinap là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. (0.75đ)
* Chức năng: (1đ)
Nơ ron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 5: (2.5đ)
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ khi sinh ra đã có, không cần phải rèn luyện(0.5đ)
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có(0.5đ)
- Phân biệt PXKĐK và PXCĐK
PXKĐK
PXCĐK
- Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 
- Bẩm sinh
- Bền vững, không mất đi
- Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại
- Số lượng hạn chế
- Cung phản xạ đơn giản
- Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tuỷ sống
- Trả lời các kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện(0.25đ)
- Không bẩm sinh 0.25đ
- Dễ mất đi khi không củng cố
- Không di truyền, mang tính cá thể 0.25đ
- Số lượng không hạn chế 0.25đ
- Cung phản xạ phức tạp 0.25đ
- Trung ương thần kinh nằm ở vỏ đại não(0.25đ)
Câu 7: Nêu chức năng và vai trò hoomon tuyến tụy: 3 điểm
- Chức năng của tuyến tuỵ: 1,5 điểm
	+ Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tuỵ (do các tế bào tiết dịch tuỵ).
	+ Chức năng nội tiết: do các tế bào đảo tuỵ thực hiện.
- Tế bào anpha tiết glucagôn.
- Tế bào bêta tiết insulin.
Vai trò của các hoocmon tuyến tuỵ: 1,5 điểm
 đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin
Glucozơ Glicôgen
 đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn
	Nhờ tác động đối lập của 2 loại hoocmon tuyến tuỵ giúp tỉ lệ đường huyết luôn ôn định đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường.
===================Hết =========================

File đính kèm:

  • docDe Thi Hoc ky II.doc
Đề thi liên quan