Đề kiểm tra học kỳ II môn: Hoá học 9

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Hoá học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008.
Môn: Hoá học 9.
Thời gian làm bài: 45 phút. 
Mã đề thi 184
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Fe phản ứng được với dung dịch muối nào sau đây.
A. CuSO4.	B. MgCl2.	C. NaCl.	D. Fe(NO3)2.
Câu 2: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 2,24 lít.	B. 3,36 lít.	C. 6,72 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 3: Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành hồng (đỏ nhạt) là:
A. CO2.	B. FeO.	C. K2O.	D. P2O5.
Câu 4: Để điều chế NaOH trong công nghiệp người ta dùng phản ứng nào là hợp lý nhất:
A. Cho Na hoặc Na2O pứ nước.	B. Điện phân dd NaCl bão hoà, có màng ngăn.
C. Cho dd Na2CO3 pứ với dd Ca(OH)2.	D. Tất cả các cách đó.
Câu 5: Để phân biệt CO2, CO ta dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch H2SO4 loãng.	B. Dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch Ca(OH)2.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. pH càng lớn tính bazơ càng giảm, pH càng nhỏ tính bazơ càng tăng.
B. Môi trường trung tính thì pH = 7, pH > 7, pH <7 không ảnh hưởng gì đến độ mạnh axit hay bazơ.
C. Môi trường trung tính thì pH = 7, môi trường bazơ thì pH 7
D. pH càng nhỏ tính axit càng mạnh, pH càng lớn tính bazơ càng tăng.
Câu 7: Phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn xảy ra.
A. Phản ứng trao đổi	B. Phản ứng phân huỷ muối.
C. Phản ứng trung hoà.	D. Phản ứng thế.
Câu 8: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm toàn các oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. CuO, CaO, Na2O, K2O.	B. CaO, Na2O, K2O, BaO.
C. Na2O, BaO, CuO, MnO2.	D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.
Câu 9: Có những chất sau: Na2O, NaOH, CO2, H2O. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2 .
Câu 10: Dãy chất nào sau đây gồm toàn hiđrocacbon:
A. C2H4, C2H6, C6H6, C4H8, C6H5OH.	B. CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C4H8.
C. CH4O, C2H5NH2, C2H6, C6H6, C4H8	D. CH4, C2H4, C2H6O, C6H6, C4H8.
Câu 11: Fe phản ứng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng thì tạo được các muối trong đó Fe có hoá trị lần lượt là:
A. II và III	B. III và III.	C. III và II.	D. II và II.
Câu 12: Oxit bazơ dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. K2O.	B. CuO.	C. Na2O.	D. Al2O3.
Câu 13: Giả sử có các dung dịch hỗn hợp sau, dung dịch hỗn hợp nào là có tồn tại thực trong thực tế:
A. KNO3 và CuSO4.	B. KOH và HCl	C. NaOH và MgSO4.	D. BaCl2 và Na2SO4.
Câu 14: Chu kỳ gồm các nguyên tố hoá học.
A. Có cùng số e lớp ngoài cùng.	B. Có cùng tính chất hoá học.
C. Có cùng số lớp e.	D. Có cùng hoá trị.
Câu 15: Để xác định thứ tự các kim loại trong dãy hoạt động hoá học của kim loại ta dùng phản ứng hoá học nào sau đây.
A. Phản ứng ôxi hoá-khử.	B. Phản ứng trao đổi.
C. Phản ứng hoá hợp.	D. Phản ứng thế.
Câu 16: NaOH rắn thì hút ẩm mạnh, nên nó được dùng làm khô khí nào trong các khí sau đây.
A. CO2 ẩm.	B. Cl2 ẩm.	C. NH3 ẩm.	D. SO2 ẩm.
Câu 17: Fe thể hiện hoá trị III khi phản ứng với:
A. H2SO4 đặc nóng, HNO3, S, Cl2.	B. Phi kim, axit HCl, H2O.
C. Dung dịch muối, H2SO4 đặc nóng.	D. Cl2, Br2, H2SO4 đặc nóng.
Câu 18: Lưu huỳnh đi oxit tạo thành từ các cặp phản ứng nào sau đây:
A. CaSO3 và NaCl.	B. CaSO3 và HCl	C. CaSO3 và NaOH	D. CaSO4 và HCl.
Câu 19: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ.
A. CuO, CaO, MgO, Na2O.	B. CaO, CO2, K2O, Na2O.
C. CuO, CO, MgO, CaO.	D. K2O, FeO, N2O, SO2.
Câu 20: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím.	B. Cu.	C. Zn.	D. BaCO3.
Câu 21: Có 4 kim loại A, B, C, D Hãy cho biết thứ tự các kim loại đó trong dãy hoạt động của kim loại biết.
+Chỉ có A, B và D phản ứng với HCl sinh ta khí H. +A đẩy được D ra khỏi dung dịch muối của D.
+Chỉ có B phản ứng với nước sinh ra kiềm và H2. +C không phản ứng được với dung dịch H2SO4.
A. C, D, A, B	B. B, A, D, C	C. B, A, C, D	D. A, B, C, D
Câu 22: Tính chất hóa học đặc trưng của C2H4 là.
A. Phản ứng trùng hợp	B. Phản ứng cháy.	C. Phản ứng cộng.	D. Phản ứng thế.
Câu 23: Đốt cháy 0,1 mol hiđrocacbon A thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. CTPT của A là:
A. C2H2.	B. C2H6.	C. C2H4.	D. CH4.
Câu 24: Những chất nào sau đây đều phản ứng với Na.
A. CH3COOH, H2O và CH3COOC2H5.	B. C2H5OH, C6H12O6 và CH3COOC2H5.
C. CH3COOH, C6H12O6 và C2H5OH.	D. CH3COOH, H2O và C2H5OH
Câu 25: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
A. H2SO4 loãng.	B. H2SO4 đặc, nóng.	C. FeSO4.	D. HCl.
Câu 26: Bazơ không bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao là:
A. Ba(OH)2.	B. Cu(OH)2.	C. Mg(OH)2.	D. Tất cả các bazơ đó.
Câu 27: Các CTCT nào sau đây là biểu diễn cùng một chất.
a)CH3-CH2-CH=CH-CH(CH3)-CH3. c)CH3-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH3.
b)CH3-CH2 -CH=CH-CH2-CH2-CH3 d)CH3-CH(CH3)-CH2-CH=CH-CH2-CH3.
A. a và b	B. b và c	C. c và d	D. a và d
Câu 28: Người ta có thể dùng bình Al để dựng axit.
A. H2SO4 loãng nóng.	B. H2SO4 đặc, nóng.	C. H2SO4 loãng nguội.	D. H2SO4 đặc nguội.
Câu 29: Trong các CTCT sau thì những CTCT nào viết sai.
a)CH3-CH3-CH2-CH3. b)CH3-CH2-CH2-CH3. c)CH2-CH2-CH3. d)CH4-CH2-CH3.
A. b và d	B. b và a	C. c và d	D. a và c
Câu 30: Vôi sống được bảo quản trong bao kín. Nếu không lâu ngày trong không khí vôi sống sẽ “hoá đá” là do phản ứng nào sau đây.
A. CaO + H2O Ca(OH)2	B. CaO + SiO2 CaSiO3
C. CaO +2HCl CaCl2+H2O.	D. CaO + CO2 CaCO3
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Hoa 9 Ky 2 20072008 Tinh Bac Ninh.doc