Đề kiểm tra học kỳ II môn học ngữ văn lớp : 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn học ngữ văn lớp : 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đại Lộc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2

Môn :
NGỮ VĂN
Lớp :
7
 
Người ra đề :
Nguyễn Thị Thanh
Đơn vị :
THCS _MỸ HÒA _ _ _ _ _ _ _ _ 


A. MA TRẬN ĐỀ 

Chủ đề kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Từ ghé Sống chết mặc bay
Câu-Bài


C1



1

Điểm


3



3
 Dấu chấm lửng
Câu đặc biệt
Câu-Bài

C2



C2
1

Điểm

0,5



1,5
2
Phép lập luận chứng minh






C3
1







5
5

Số 
Câu-Bài
1
1
1
3
TỔNG
Điểm
0,5
3
6,5
10
	
Câu1 :
_3 _ _điểm
a)
Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “ hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế nào?

b)
Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên?

Câu2 :
2_ _ _điểm

Nêu công dụng của dấu chấm lửng. 

Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời gian ,nơi chốn )

Câu3 :
5_ _ _điểm

Ông cha ta thường dạy:
 “ Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người.


C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 :
 a-













 b-








=Hai mặt tương phản:
 - Cảnh bên ngoài đê: Thời gian gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao, cảnh tượng nhốn nháo căng thẳng( tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau), sự bất lực của sức người, sự yếu kém của thế đê trước thế nước 
 - Cảnh trong đình: Đình vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, nha lại, lính tráng rộn ràng, quan phủ đường bệ, kẻ hầu người hạ tấp nập. Cảnh quan phủ say mê chơi đánh bài tổ tôm (1 đ)

=Hình ảnh tên quan phủ đam mê tổ tôm vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức phi nhân tính (0,5 đ)

Gía trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại (0,5đ)
Gía trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của TG trước cuộc sống lầm than của người dân và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền (0,5 đ)
Gía trị nghệ thuật:Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật TƯƠNG PHẢN và TĂNG CẤP , ngôn ngữ sinh động.(0,5đ)

Câu 2
Nêu công dụng của dấu chấm lửng (sgk) (0,5đ)


Viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số câu, sử dụng dấu chấm lửng, câu đặc biệt theo yêu cầu (1,5đ)

 Câu 3
Yêu cầu cần đạt
-Khẳng định tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
 . Trong lịch sử dân tộc: Nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược
 . Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân đoàn kết trong lao động sản xuất…
 . Trong lớp học: Bạn bè đoàn kết chan hòa…nên lớp học luôn vui vẻ, thân ái
-Rút ra bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định mọi thành công, cần xây dựng khối đại đoàn kết trong lớp học, trong nhân dân

BIỂU ĐIỂM
Điểm 5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc , chính xác, vấn đề nghị luận rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận cứ rõ. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ.
Điểm 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Điểm 3: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ.
Điểm 1-2: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài.
 - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng







File đính kèm:

  • docDe thi HKII Van 7 5.doc