Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2007-2008

doc14 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II- Năm học 2007 - 2008
Môn: Lịch sử – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..Trường THCS Thị Trấn...............	__________________________________
I.Phần trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời( từ câu 1 đến câu 4) mà em cho là đúng ?
Câu 1. Nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là:
 A.Các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 B. Thông qua cương lĩnh chính trị gồm có: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt.
 C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 D. Câu A và B đúng.
Câu 2.Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn( 9/1940)
Cuộc Binh Biến Đô Lương (1/1941)
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ( 11/1940)
Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.
Câu3: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là:
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
Là đòn tấn công bất ngờ làm địch choáng váng.
Mĩ chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược.
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào tối ngày 19 tháng 12 năm 1946. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
 

Câu 5. Hãy nối sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B sao cho phù hợp?

A
Nối
B
1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.

a. Năm 1950
2. Chiến dịch Tây Nguyên.

b. Năm 1954
3. Chiến dịch Biên Giới thu- đông.

c. Năm 1947
4.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

d. Năm 1975


e. Năm 1968

Câu 6. Hoàn thiện vào chỗ trống trong bảng dưới đây về những biện pháp chính để giải quyết nạn đói,nạn dốt và những khó khăn về tài chính của Đảng và chính phủ nước ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945?

Những khó khăn
Biện pháp

Nạn đói
- Lập “hũ gạo tiết kiệm”
- …………………………………………………..
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
Nạn dốt
- …………………………………………………….


Tài chính
- Chính phủ kêu gọi tinh thần đóng góp của dân.
- ………………………………………….
-Phát động……………………………….
- Ngày 31/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.Đến ngày 23/11/1946 tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.
II. Phần tự luận:
Câu1:Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?
Câu 2: Vì sao Đảng và chính phủ ta lại phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19/12/1946?










Đáp án – Biểu điểm
Môn: Lịch sử - Lớp 9
__________________
I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
C
D
A

* Câu ( 1 điểm): Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
 Nối 1 với c Nối 2 với d
 Nối 3 với a Nối 4 với b
*Câu 6 (1 điêm)- Điển đúng mỗi ý vào chỗ trống được 0,25 điểm.

Những khó khăn
Biện pháp

Nạn đói
- Lập “hũ gạo tiết kiệm
- Tổ chức “ngày đồng tâm”
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
Nạn dốt
- Thành lập cơ quan Bình dân học vụ.


Tài chính
- Chính phủ kêu gọi tinh thần đóng góp của dân.
- Xây dựng “ Quỹ độc lập “
-Phát động “ Tuần lễ vàng”.
- Ngày 31/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.Đến nhày 23/11/1946 tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.

II. Phần tự luận ( 6 điểm): 
Câu1( 4 điểm): Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
* Diễn biến:
- Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.Được bố trí thành 49 cứ điểm ,chia thành 3 phân khu: Phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, Phân khu Bắc, phân khu Nam.
- Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, gải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
-Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1(13 đến 17/3/1954)) ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. 
+ Đợt 2( 30/3đến 26/4/1954), quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ phía đông phân khu Trung tâm
+ Đợt 3( 1/5 đến 7/5/1954), quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5 quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, Tướng ĐờCa-xtơ-ricùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng.
* Kết quả:
-Trong gần hai tháng chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ đểm.
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá huỷ và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh,bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại.
* ý nghĩa:
- Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ.Chiến thắng Điện Biên Phủ “ đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ,giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi 
- Thắng lợi của ta đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm chấn động địa cầu,cổ vũ các dân tộc đấu tranh tự giải phóng mình.
Câu2( 2 điểm):
Đảng và chính phủ ta phát động cuộc khánh chiến toàn quốc vào ngày 19/12/1946, vì:
- Sau ngày ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 và tạm ước ngày 14/9/1946:
+ Ta thực hiện đầy đủ những điều khoản đã ký kết.
+ Thực dân Pháp ngang nhiên xoá bỏ hiệp định và Tạm ước : ngày 27/11/1946 chúng đánh chiếm Lạng Sơn,ngày 17/12/1946 Pháp gây ra vụ thảm sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún(Hà Nội); Đặc biệt, ngày 18/12/1946, chúng láo xược gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng
- Trước hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên cầm vũ khí chống thực dân Pháp.
- Đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.


Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II- Năm học 2007 - 2008
Môn: Lịch sử – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..Trường THCS ....................................................	__________________________________
I.Phần trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời( từ câu 1 đến câu 4) mà em cho là đúng ?
Câu 1. Nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là:
 A.Các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 B. Thông qua cương lĩnh chính trị gồm có: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt.
 C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 D. Câu A và B đúng.
Câu 2.Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?
 A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn( 9/1940)
 B. Cuộc Binh Biến Đô Lương (1/1941)
 C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ( 11/1940)
 D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.
Câu3: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là:
 A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
 B. Là đòn tấn công bất ngờ làm địch choáng váng.
 C. Mĩ chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
 D. Mĩ chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược.
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào tối ngày 19 tháng 12 năm 1946. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai



Câu5. Hãy nối sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B sao cho phù hợp?

A
Nối
B
1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.

a. Năm 1950
2. Chiến dịch Tây Nguyên.

b. Năm 1954
3. Chiến dịch Biên Giới thu- đông.

c. Năm 1947
4.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

d. Năm 1975


e. Năm 1968

Câu6. Hoàn thiện vào chỗ trống trong bảng dưới đây về những biện pháp chính để giải quyết nạn đói,nạn dốt và những khó khăn về tài chính của Đảng và chính phủ nước ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945?

Những khó khăn
Biện pháp

Nạn đói
- Lập “hũ gạo tiết kiệm”
- …………………………………………………..
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
Nạn dốt
- …………………………………………………….


Tài chính
- Chính phủ kêu gọi tinh thần đóng góp của dân.
- ………………………………………….
-Phát động……………………………….
- Ngày 31/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.Đến ngày 23/11/1946 tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.
II. Phần tự luận:
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?












Đáp án – Biểu điểm
Môn: Lịch sử - Lớp 9
__________________
I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
A

* Câu ( 1 điểm): Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
 Nối 1 với c Nối 2 với d
 Nối 3 với a Nối 4 với b
*Câu 6 (1 điêm)- Điển đúng mỗi ý vào chỗ trống được 0,25 điểm.

Những khó khăn
Biện pháp

Nạn đói
- Lập “hũ gạo tiết kiệm
- Tổ chức “ngày đồng tâm”
- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
Nạn dốt
- Thành lập cơ quan Bình dân học vụ.


Tài chính
- Chính phủ kêu gọi tinh thần đóng góp của dân.
- Xây dựng “ Quỹ độc lập “
-Phát động “ Tuần lễ vàng”.
- Ngày 31/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.Đến nhày 23/11/1946 tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.

II. Phần tự luận ( 6 điểm): 
Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
* Diễn biến:
- Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.Được bố trí thành 49 cứ điểm ,chia thành 3 phân khu: Phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, Phân khu Bắc, phân khu Nam.
- Đầu tháng 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, gải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
-Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1(13 đến 17/3/1954)) ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. 
+ Đợt 2( 30/3đến 26/4/1954), quân ta tiến công tiêu diệt căn cứ phía đông phân khu Trung tâm
+ Đợt 3( 1/5 đến 7/5/1954), quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5 quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, Tướng ĐờCa-xtơ-ricùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng.
* Kết quả:
-Trong gần hai tháng chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ đểm.
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá huỷ và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh,bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại.
* ý nghĩa:
- Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ.Chiến thắng Điện Biên Phủ “ đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ,giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi 
- Thắng lợi của ta đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm chấn động địa cầu,cổ vũ các dân tộc đấu tranh tự giải phóng mình.














Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học2007-2008
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..TrườngTHCS Thị Trấn

I. Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời (từ câu 1 đến câu 4) mả em cho là đúng?
Câu1. “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” được hiểu là:
A. Chuẩn bị hành trang để tổ chức một cuộc dã ngoại nhân dịp đón chào năm mới.
B. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là chuẩn bị về phẩm chất, trí thức, kỹ năng, thói quen, để tiến vào thế kỷ XXI.
C. Chuẩn bị đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu2. Câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi” trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em hiểu “ Giọt long lanh” là gì?
A. Giọt mưa xuân.
B. Giọt sương sớm.
C. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
D. Cả A và B.
Câu 3. Từ “ ôi!”trong câu “ Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.”thuộc thành phần trạng ngữ. Đúng hay sai ?
 A. Đúng B. sai.
Câu 4 Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ?
A. Nguyệt Thanh học giỏi môn Tiếng Việt..
B. Ngày mai,lớp ta đi lao động.
C. Minh là học sinh trường Mầm non Hoạ Mi.
D. Bóng đá, bạn ấy đá rất giỏi.
Câu5. Viết tiếp câu sau:
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo là: …………………………..... ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Câu 6 :. Nối tên tác phẩm ở côt A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp?

A
Nối
B
1. Tiếng nói văn nghệ

a. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Những ngôi sao xa xôi.

b. Ca ngợi sự cảm thông và tình yêu thương giữa con người với nhau.
3. Bố của Xi-mông.

c. Ca ngợi tình yêu thương loài vật.
4. Con chó Bấc.

d. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim; giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
5.Bàn về đọc sách.



II. Phần tự luận:
Câu1:Viết một đoạn hội thoại( nội dung tự chọn) trong đó có sử dụng hàm ý? Hãy chỉ rõ và cho biết nội dung của hàm ý đó?
Câu 2: 
 Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.





















Đáp án – Biểu điểm môn Ngữ văn- lớp 9

I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
B
D
* Câu5(1 điểm):
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
*Câu6( 1 điểm): Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Nối 1 với d Nối 2 với a 
Nối 3 với b. Nối 4 với c.
II. Phần trắc nghiệm ( 6 điểm):
Câu 1 (1 điểm)
- Viết được đoạn hội thoại trong đó có sử dụng hàm ý ( 0,5 điểm).
- Chỉ rõ câu văn chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó ( 0,5 điểm).
Câu 2 ( 5 điểm):
Bài viết cần đảm bảo các ý chính sau:
a. Mở bài( 0,5 diểm):
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ đó.
b.Thân bài (3 điểm):
- Giải thích nội dung câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”:
+ Uống nước: Hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả nhuiững thành quả mà con người được hưởng, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
c. Kết bài( 0.5 điểm):
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. 
* Lưu ý: Chữ viết sạch,đẹp, không sai chính tả,trình bày khoa học( 1 điểm)












Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học2007-2008
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..TrườngTHCS ............................

I. Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời (từ câu 1 đến câu 4) mả em cho là đúng?
Câu1. “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” được hiểu là:
A. Chuẩn bị hành trang để tổ chức một cuộc dã ngoại nhân dịp đón chào năm mới.
B. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là chuẩn bị về phẩm chất, trí thức, kỹ năng, thói quen, để tiến vào thế kỷ XXI.
C. Chuẩn bị đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu2. Câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi” trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em hiểu “ Giọt long lanh” là gì?
A. Giọt mưa xuân.
B. Giọt sương sớm.
C. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
D. Cả A và B.
Câu 3. Từ “ ôi!”trong câu “ Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam.”thuộc thành phần trạng ngữ. Đúng hay sai ?
 A. Đúng B. sai.
Câu 4 Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ?
A. Nguyệt Thanh học giỏi môn Tiếng Việt..
B. Ngày mai,lớp ta đi lao động.
C. Minh là học sinh trường Mầm non Hoạ Mi.
D. Bóng đá, bạn ấy đá rất giỏi.
Câu5. Viết tiếp câu sau:
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo là: …………………………..... ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Câu 6 :. Nối tên tác phẩm ở côt A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp?

A
Nối
B
1. Tiếng nói văn nghệ

a. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Những ngôi sao xa xôi.

b. Ca ngợi sự cảm thông và tình yêu thương giữa con người với nhau.
3. Bố của Xi-mông.

c. Ca ngợi tình yêu thương loài vật.
4. Con chó Bấc.

d. Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa của trái tim; giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
5.Bàn về đọc sách.



II. Phần tự luận:
 
 Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.























Đáp án – Biểu điểm môn Ngữ văn- lớp 9

I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
A
D
* Câu5 (1 điểm):
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
*Câu6 ( 1 điểm): Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Nối 1 với d Nối 2 với a 
Nối 3 với b. Nối 4 với c.
II. Phần trắc nghiệm ( 6 điểm):
Bài viết cần đảm bảo các ý chính sau:
a. Mở bài ( 1 diểm):
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ đó.
b.Thân bài (3 điểm):
- Giải thích nội dung câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”:
+ Uống nước: Hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả nhuiững thành quả mà con người được hưởng, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
c. Kết bài ( 1 điểm):
- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. 
* Lưu ý: Chữ viết sạch,đẹp, không sai chính tả,trình bày khoa học( 1 điểm)










File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu vanSu ky II.doc