Đề kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn 6 thời gian: 90 phút (không kể giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 6650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn 6 thời gian: 90 phút (không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người ra đề : Phạm Văn Hùng
Đơn vị : Trường THCS Lê Lợi
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
	MÔN : NGỮ VĂN 6 	 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
	I/ Trắc nghiệm : (3đ) khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu 0,3đ (làm bài trong 20 phút GT thu và cho chép đề tự luận làm trong 70 phút)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi theo yêu cầu .
CHỢ TẾT (Đoàn Văn Cừ, trong Thi nhân Việt Nam)
“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,	Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,	Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,	Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.	Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;	Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa,
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,	Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,	Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,	Người mua bán ra vào đầy cổng chợ...”
Câu 1/ Đoạn thơ chủ yếu miêu tả cái gì?
A. Thiên nhiên;	B. Chân dung con người; 
C. Cảnh sinh hoạt;	D. Cảnh sinh hoạt và cảnh thiên nhiên;
Câu 2/ Tình cảm của tác giả qua đoạn thơ là tình cảm như thế nào?
A. Buồn bã, ngậm ngùi;	B. Buâng khuâng, nhớ tiếc;
C. Say sưa, náo nức; 	D. Sung sướng, hả hê;
Câu 3/ Hình ảnh nào chứng tỏ đây không phải cảnh thành phố?
A. Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.;	B. Vài cụ già chống gậy bước lom khom;
C. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa;	D. Người mua bán ra vào đầy cổng chợ;
Câu 4/ Dòng nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hoá?
A. Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ;	B. Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh;
C. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa;	D. Người mua bán ra vào đầy cổng chợ;
Câu 5/Dòng nào dưới đây giải nghĩa cho từ nhỏ nhắn ?
A. Nhở bé gợi vẻ yếu ớt ;	B. Nhỏ bé, không đáng để chú tới;
C. Nhỏ và trông cân đối dễ thương;	D. Nhỏ bé, gợi vẻ đáng thương;
Câu 6/ Trong các từ dưới đây từ nào gần nghĩa với từ hân hoan ?
A. Buâng khuâng;	B. Bồi hồi;
C. Vui mừng;	D. Hồi hộp.
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 7 và 8.
“Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn”.
Câu 7/ Đâu là bộ phận chủ ngữ trong câu trên ?
A. Những làn mây;	B. Những làn mây trắng;
C. Những làn mây trắng trắng;	D. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn;
Câu 8/ Trong câu trên đâu là bộ phận vị ngữ?
A. Trắng hơn;	B. Những làn mây;
C. Trôi nhẹ nhàng hơn;	D. Những làn mây trắng trắng hơn;
Câu 9/ Trong câu “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ;	B. Nhân hoá;
C. Ẩn dụ; 	D. So sánh;
Câu 10/ Thế nào là biện pháp nhân hoá?
A. Dùng từ ngữ hoặc diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần đặc điểm của sự vật sự việc nhân vật được miêu tả;
B. Dựa trên sự giống nhau của hai sự vật, hiện tượng nhằm lấy cái nầy chỉ cái kia;
C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người ;
D. Dùng từ ngữ chỉ một bộ phận để chỉ toàn thể;
	II/ Tự luận: 7đ (gồm 2 câu)
Câu1: (2đ) Viết đoạn văn 5 đến 6 dòng trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh
Câu 2: (5đ) Đề: Hãy tả người mẹ kính yêu của em đang ngày đêm làm việc để tạo ổn định cuộc sống gia đình 
ĐÁP ÁN 
Phần trắc nghiệm: 3 điểm - mỗi câu 0,3 điểm
Câu 
Chọn
D
C
A
B
C
C
D
C
B
C
Phần tự luận: 7đ
Câu 1/ HS viết được đoạn văn gồm 3-4 câu khoảng 5-6 dòng trong đó ít nhất có sử dụng 2 biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh. Mỗi một biện pháp cho 1đ nếu không viết được biện pháp nào thì cho 0,5 điểm khi câu đúng ngữ pháp và đủ số dòng quy định, đương nhiên là nội dung có nghĩa.
Câu 2 / Đây là bài văn tả người hoạt động , và cảm nhận của các em về tình cảm cao cả và thiêng liêng của người mẹ suốt đời tận tuỵ vì gia đình, vì con . Lòng thương yêu con cái, sự quan tâm đến con cái là nguồn động lực là niềm tin để mẹ luôn làm việc vì con.
	-Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng theo yêu cầu, và có đoạn văn theo từng ý (1đ)
	-Bài văn làm đạt yêu cầu và đúng thể loại, trong cách sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, câu viết có thành phần, có sử dụng đúng các kiểu câu; trong khi viết có sáng tạo và có ý hay (đương nhiên không mắc lỗi nào về chính tả và ngữ pháp) - 5đ
	-Bài văn viết tương đối so với yêu cầu trên (lỗi chính tả không quá 2 lỗi ) Thì theo mức độ mà 4điểm.
	-Bài làm chỉ ở mức độ trung bình khá, lỗi chính tả và ngữ pháp không quá 5 lỗi thì ghi 3 điểm .
-Bài viết chưa thật rõ ràng còn quá nhiều lỗi ( 10 lỗi) về diễn đạt và chính tả thì ghi điểm 2.
 	-Bài viết không ra gì, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và không nói được yêu cầu về nội dung, nhưng lại có ý thì ghi 1điểm.
	-Bài viết không đáp ứng yêu cầu và không đúng thể loại ( lạc đề , sai hoàn toàn về thể loại , chắp vá ) -Ghi 0 điểm .

File đính kèm:

  • docNV 6_LL.doc