Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 7 (Đề 1)

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 7 (Đề 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2013 - 2014)
 Môn: _ _ Ngữ Văn_7 (Thời gian: 90 phút)
 Họ và tên GV ra đề: _ _Nguyễn Văn Hiền 
 Đơn vị: Trường THCS _ _ _Nguyễn Du _ _ _
MA TRẬN ĐỀ 
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (thấp, cao)
TỔNG
Số câu
 Đ 
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Câu 1
C1a
1
Đ
1,0
1,0
 Liệt kê
Câu
C1b
C1b
1
Đ
0,5
0,5
1,0
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu
C1.c
1
Đ
1,0
1,0
Sống chết mặc bay; Trạng ngữ 
Câu
C2.
1
Đ
2,0
2,0
 Tập làm văn: Nghị luận giải thích
Câu
C3.
1
Đ
5,0
 5,0 
Câu
Đ
Câu
Đ
Câu
Đ
Câu
Đ
Câu
Đ
Câu
 Đ 
Tổng
Số câu
 Đ
 1a, 1b 
 1,5
	 1b,1c ,2 
 3,5
 C3 
5,0
 10,00 
0,4
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 7
 Năm học 2013- 2014
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0đ)
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới.
 "Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.''
 (Ngữ văn 7, tập 2)
a. Phần trích trên trích trong văn bản nào? Cho biết tên tác giả? 
b. Ghi lại các từ ngữ thể hiện phép liệt kê và nêu tác dụng ? 
c. Được học văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", em hãy nêu những nét giản dị ở Bác mà em thấy được trong văn bản. 
Câu 2: (2,0điểm)
 Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn (Đoạn văn có ít nhất 1 câu sử dụng thành phần trạng ngữ)
Câu 3 ( 5điểm ):
 Em hãy giải thích câu tục ngữ :
 " Uống nước nhớ nguồn".
-------------Hết--------------
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II
 Năm học 2013- 2014
Câu 1 (2,0điểm)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng (1,0đ)
b. Phép liệt kê trong đoạn: vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.(0,5đ)
Tác dụng của phép liệt kê: Nhấn mạnh, làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp ở Bác Hồ: Cả đời, Bác luôn sống quên mình vì sự nghiệp; tâm hồn vừa giản dị, thanh cao... (0,5đ)
c. Những nét giản dị ở Bác: giản dị trong đời sống (bữa cơm, đồ dùng nơi ở, nơi làm việc) trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết.. (1,0 đ)
Câu 2: (2,0điểm)
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề : đúng nội dung, số câu và dùng trạng ngữ.
- Lưu ý những trường hợp đoạn văn viết có cách hành văn sáng tạo, ý tứ độc lập, thuyết phục.
- Tùy vào khả năng làm bài của học sinh, giáo viên định hướng ghi điểm cụ thể.
 Câu 3
a. Mở bài:
- Giới thiệu về ý nghĩa của tục ngữ.
- Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước.
- Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó.
- Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước.
* Lý giải: Vì thành quả vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng ngày nay là do công sức, mồ hôi, thậm chí bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước tạo nên.
	Biết ơn những người đi trước là lẽ sống đúng đắn, cao đẹp, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Thái độ của người uống nước đối với nguồn:
- Thái độ trân trọng biết ơn.
- Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được.
- Phấn đấu học tập, lao động tạo ra thành quả cho các thế hệ kế tiếp.
- Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên quá khứ...
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
* Biểu điểm:
- Bài đạt điểm 5 khi đảm bảo các ý cần thiết, văn viết mạch lạc, giọng nghị luận sắc và cá tính.
- Bài đạt 3 - 4 điểm khi cơ bản đạt các yêu câu trên, còn những hạn chế nhỏ trong hành văn.
- Đạt 2 điểm khi còn thiếu ý, lời lẽ nghị luận vụng về, viết còn sơ sài..
- Đạt 0 - 1 điểm khi lạc đề, hoặc không giải quyết được yêu cầu đề bài.
------------------------------

File đính kèm:

  • docNV72_ND1.doc
Đề thi liên quan