Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
®Ò kiÓm tra häc kú ii
n¨m häc 2013-2014
 M«n: Ng÷ v¨n 7 - Thêi gian: 90 phót



I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm của em
Câu 1. Dòng nào sau đây không phải là tục ngữ?
A. Khoai đất lạ, mạ đất quen	 B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C. Một nắng hai sương 	 D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
Câu 2. Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
A. Khi tiềm tàng, kín đáo; lúc rõ ràng, đầy đủ 	 B. Biểu lộ rõ ràng và đầy đủ
C. Tiềm tàng, kín đáo 	 D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
Câu 3. Những câu nào sau đây là câu bị động?
A. Bạn Hoa được dự thi học sinh giỏi thành phố.	 B. Tôi bị đau tay.
C. Ngôi nhà đã bị phá bỏ.	 D. Lan được mẹ tặng quà.	
Câu 4. Những kiểu liệt kê nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Tỉnh lại đi em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi - em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
	(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
A. Liệt kê theo cặp	 B. Liệt kê không theo cặp
C. Liệt kê tăng tiến	 D. Liệt kê không tăng tiến
Câu 5. Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì?
A. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
B. Nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết
C. Gọi tên luận điểm được chứng minh
D. Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
Câu 6. Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì?
A. Cách vận dụng các dẫn chứng	 	 B. Điều cần giải thích 
C. Cách giải thích 	 D. Cách sắp xếp các luận điểm	
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm) 
 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau:
 …“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”.
(Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh)
Câu 2 (2,0 điểm) 
Viết một đoạn văn ngắn (4 – 6 câu) với chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong đoạn văn có câu sử dụng trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó.
Câu 3 (5,0 điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau :
1. Một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là : “Học tập tốt, lao động tốt”
 Em hiểu gì về lời dạy đó ?
	2. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

 - Hết đề-

\
 
 §¸p ¸n – biÓu ®iÓm ®Ò kiÓm tra häc kú ii
 M«n: Ng÷ v¨n 7. Thêi gian: 90 phót 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C, D
B, C
D
B

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
	- Chỉ ra phép liệt kê (0,5đ)
 	sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán; thong thả, trang trọng, trong sáng; tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Tác dụng (0,5đ)
Diễn tả được sự phong phú của các thể điệu, các cung bậc tình cảm, cảm xúc của ca Huế.
Câu 2 (2,0 điểm) 
TIÊU CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THANG ĐIỂM
Hình thức
- Đúng hình thức đoạn văn
- Đúng nội dung
- Lời văn trôi chảy, mạch lạc rõ nghĩa
- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả
- có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ, chỉ rõ

0,25



0,5
Nội dung
- Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc.
- Sức mạnh to lớn của tinh thân yêu nước trong kháng chiến, trong xây dựng đất nước....
- Trân trọng, tự hào, phát huy....
0,5 

0,5

0,25
C©u 3 (5,0 ®iÓm)
Đề 1

TIÊU CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THANG ĐIỂM
 H×nh thøc
- Đúng kiểu bài: giải thích
- Bè côc 3 phÇn râ rµng, m¹ch l¹c, cã tÝnh liªn kÕt
- C©u vµ ch÷ ®óng v¨n ph¹m
 
 0.5
Néi dung
 Häc sinh cã thÓ tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, nh­ng cÇn ®¶m b¶o mét sè ý sau ®©y:
I. Më bµi
- Dẫn vào đề 
- Giới thiệu lời dạy của Bác Hồ: Học tập tốt, lao động tốt
II. Th©n bµi 
HS phải giải thích được các ý cơ bản sau:
1. Thế nào là học tập tốt? Lao động tốt? 
+ Học tập tốt là học tập có động cơ, mục đích đúng đắn, cao đẹp.
+ Học tập tốt được thể hiện ở tinh thần, thái độ học tập.
+ Học tập tốt là có phương pháp học tập khoa học, tiên tiến.
+ Lao động tốt là lao động có hiệu quả, hoàn thành tốt công việc được giao phó.
2. Tại sao thiếu niên nhi đồng phải học tập tốt, lao động tốt ? 
+ Có học tập tốt, lao động tốt mới có đầy đủ kiến thức, kĩ năng để ngay từ bây giờ chúng ta đã làm quen với công việc, với quy trình công việc để sau này làm tốt, đạt kết quả công việc cao hơn.
+ Có học tập tốt, lao động tốt thì việc gắn kết giữa học và hành thêm chặt chẽ, bổ sung cho nhau để hoàn thiện kiến thức, hoàn thiện kĩ năng.
+ Có học tập tốt, lao động tốt mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về con người trong thời đại mới (làm chủ thông tin, làm chủ công nghệ, làm chủ bản thân, làm chủ tri thức mới… )
+ Có học tập tốt, lao động tốt, chúng ta mới làm được nhiều việc cho đất nước đang thiếu nhiều đội ngũ trí thức khoa học, công nhân kĩ thuật lành nghề, chuyên  nghiệp để đưa nước ta vượt qua lạc hậu, tụt lùi về nhiều mặt với các quốc gia tiên tiến khác .
3. Làm thế nào để học tập tốt, lao động tốt?
+ Học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.+ Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
III. Kết bài
- Nói lên suy nghĩ quyết tâm của em trong học tập và lao động 
- Liên hệ bản thân

 
 
0.5


 1.0






 1.5













 1.0




0.5
 
Đề 2 
TIÊU CHÍ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
THANG ĐIỂM
 H×nh thøc
- Đúng kiểu bài: chứng minh
- Bè côc 3 phÇn râ rµng, m¹ch l¹c, cã tÝnh liªn kÕt
- C©u vµ ch÷ ®óng v¨n ph¹m

0.5
Néi dung
I. Mở bài:- Dẫn dắt
-Nêu luận điểm chính- Trích dẫn câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.II. Thân bài:a/ Giải thích: 
- Nghĩa đen: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.b/ Chứng minh: 
Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày: + xưa:- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. - Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.+ nay :- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…III. Kết bài :- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất …- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN

0.5



1.0






2.5

















0.5
 
- Hết-

File đính kèm:

  • docDEDAP AN KIEM TRA KY 2 VAN 7 20132014.doc