Đề kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn - Khối 10 - ban cơ bản Năm Học : 2010 - 2011 Trường Thpt CLC Chu Văn An

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn : ngữ văn - Khối 10 - ban cơ bản Năm Học : 2010 - 2011 Trường Thpt CLC Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CLC CHU VĂN AN
NĂM HỌC : 2010 - 2011
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN : NHỮ VĂN - KHỐI 10 - Ban cơ bản
Thời gian làm bài : 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)


I. GIỚI THIỆU CHUNG:
	Đề khảo sát được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình học kỳ II, môn Ngữ văn lớp 10.
	Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10, học kỳ II theo 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chủ yếu kiểm tra kiến thức về tác giả, tác phẩm, đoạn trích; câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kỹ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
	Mục tiêu đề kiểm tra:
	- Kiến thức về văn học, tiếng Việt, làm văn: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm/trích đoạn văn học trung đại Việt Nam và văn học trung đại nước ngoài; nhận diện được câu đúng ngữ pháp và câu có tính hình tượng; nhận biết được kết cấu của văn bản thuyết minh. 
	- Kỹ năng tạo lập văn bản: Biết viết bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm văn học đã học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
	- Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
	- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL

1. Tiếng Việt:
- Yêu cầu sử dụng , Phong cách ngôn ngữ.
- Nêu được cách sử dụng từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Hiểu được nghĩa của từ.
- Vận dụng kiến thức để xác định câu đúng ngữ pháp; câu có tính hình tượng.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 (c10)
1 (c12)
2 (c3, c9)

4

0,25
2,5%
0,25
2,5%
0,5
5%

1,0
10%
2. Văn học:
- Văn bản văn học
- Nhận biết về tác phẩm, đoạn trích, tác giả.
Hiểu được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích.
Từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lý giải sáng tạo của Nguyễn Du.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3 ( c1, c5, c6)
3 (c2, c4, c7)
1 (c8)

7

0,75
7,5%
0,75
7,5%
0,25
2,5%

1,75
17,5%
3. Làm văn:
- Tạo lập văn bản thuyết minh.
Nêu được hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.


Thuyết minh về tác giả và tác phẩm văn học

Số câu
1 (c11)


1
2
Số điểm
Tỉ lệ
0,25
2,5%


7
70%
7,25
72,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
5
1,25
12,5%
4
1,0
10%
3
0,75
7,5%
1
7
70%
12
10
100%

IV. ĐỀ KIỂM TRA
A. Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Theo Hoàng Đức Lương, hai nguyên nhân khách quan khiến thơ ca không lưu hành hết ở đời là:
A. Chỉ thi nhân mới thấy hết cái hay, cái đẹp của thi ca; người quan tâm đến thi ca thì không đủ năng lực. 
B. Chính sách in ấn của nhà nước làm hạn chế.
C. Người có học ít để ý đến thi ca.
D. Thời gian làm hủy hoại sách vở, binh hỏa.
2. Vấn đề cơ bản đặt ra trong đoạn trích “Nỗi thương mình” là gì?
Quan tham.
Vấn đề tình yêu đôi lứa.
Tệ nạn xã hội.
D. Nỗi xót xa, ai oán vì nhân phẩm bị chà đạp.
3. Trong các câu dưới đây, câu sai là câu nào?
A. Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn
B. Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
C. Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
D. Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
4. “Chinh phụ ngâm” là:
Câu chuyện về một người vợ bị chồng bỏ rơi.
Câu chuyện về một cô gái có tài sắc phải bán mình chuộc cha.
C. Câu chuyện tâm tình của người vợ có chồng đi chiến trận.
 D. Cả ba phương án đều đúng.
5. Hai câu “Chém Sái Dương anh em hòa giải; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” nói về đoạn trích nào được trích dẫn trong sách Ngữ văn 10 – Tập 2?
A. Hồi trống Cổ Thành.
B. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
C. Nóng như Tào Tháo.
D. Sự hiểu lầm của hai anh em.
6. Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của Trương Hán Siêu?
Trương Hán Siêu người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh tỉnh Ninh Bình
Trương Hán Siêu là người vừa giỏi về chính trị vừa có tài văn chương, là “môn khách” của Trần Hưng Đạo, tham gia kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, làm quan lớn dưới bốn đời nhà Trần, được các vua Trần kính trọng.
C. Ông sinh năm 1354.
D. Do có tài, có đức nên khi qua đời, Trương Hán Siêu được thờ ở Văn Miếu.
7. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích "Trao duyên" là: 
 A. Tả cảnh.
 B. Tả tình.
 C. Tả cảnh ngụ tình.
 D. Miêu tả nội tâm nhân vật.
8. Sáng tạo lớn nhất của Nguyễn Du khi viết lại "Truyện Kiều" so với "Kim Vân Kiều truyện" là:
 A. Cốt truyện, nhân vật cũ nhưng được thể hiện bằng cảm xúc, suy nghĩ, trăn trở của chính Nguyễn Du và thời đại của ông.
 B. Thay đổi lại cốt truyện.
 C. Thay đổi lại nhân vật.
 D. Cả ba phương án đều sai.
9. Trong các câu sau, câu nào có tính hình tượng?
Thực dân Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của chúng ta.
B. Thực dân Pháp tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu.
C. Thực dân Pháp giết hại dã man hàng trăm người yêu nước của ta trong các cuộc khởi nghĩa.
D. Thực dân Pháp vô cùng độc ác.
10. Từ ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là:
A. Sử dụng có chọn lọc tất cả những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau.
B. Chỉ sử dụng những từ ngữ địa phương.
C. Chỉ sử dụng những từ ngữ mang tính khoa học.
D. Chỉ sử dụng những từ ngữ cổ.
11. Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh là:
Kết cấu theo trật tự thời gian.
Kết cấu theo trật tự không gian.
Kết cấu theo trật tự logíc.
D. Cả ba phương án đều đúng.
12. Nghĩa của từ phi thường trong câu Làm cho rõ mặt phi thường có nghĩa là:
A. Không giống cái bình thường, tức là xuất chúng, hơn người.
B. Khuôn mặt đẹp, nhưng có tính cách không tốt.
C. Khuôn mặt có nhiều nét dữ dằn, hung ác.
D. Cả ba phương án đều đúng. 
B. Phần 2: Tự luận (7 điểm)
 Thuyết minh về tác gia Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
------&œ-----
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

A. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
- Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi trắc nghiệm được 0,25 điểm.
- Đáp án có gạch chân là đáp án đúng.
B. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
 1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh cần nắm vững lý thuyết về kiểu bài làm văn thuyết minh dạng thuyết minh văn học. Biết cách thuyết minh một tác giả - tác phẩm văn học .
- Yêu cầu kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:

Ý
Nội dung
Điểm
1
Nêu đề tài thuyết minh (giới thiệu tác gia Nguyễn Du và "Truyện Kiều")
0,5



2
Giới thiệu về Nguyễn Du:
3,0

+ Ba yếu tố: thời đại, quê hương, gia đình có ảnh hưởng đến sáng tác của ông.
1,5

+ Sự nghiệp văn học:
1,5

Nêu được ít nhất 4 tác phẩm tiêu biểu (cả chữ Hán và chữ Nôm).
0,75

Nội dung thơ văn Nguyễn Du.
0,75






3
Giới thiệu về Truyện Kiều:
3,0

+ Tóm tắt ngắn gọn.
1,0

+ Giá trị nội dung:
1,0

Giá trị nhân đạo: Tác giả cảm thông, thương yêu, trân trọng nhân vật.
0,5

Giá trị hiện thực: lên án chế độ đen tối chà đạp con người; tố cáo sức mạnh đống tiền.
0,5

+ Giá trị nghệ thuật:
1,0

Vận dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt và thể thơ dân tộc (lục bát).
0,5

Nghệ thuật dẫn truyện mạch lạc.
0,25

Nghệ thuật miêu tả (miêu tả thiên nhiên và miêu tả nội tâm nhân vật).
0,25
4
Đánh giá chung về tác gia Nguyễn Du và tác phẩm "Truyện Kiều".
0.5
Lưu ý
- Học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức.








File đính kèm:

  • docDE THI HKII-10 (10-11)S_A.DOC