Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn - Khối: 7 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn - Khối: 7 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Kim Đồng
 Người ra: Trần thị Thanh Tam 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 7
THỜI GIAN: 90 PHÚT
 A/Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
 Đọc những câu sau đây và xác định câu trả lời đúng (hoặc đủ nhất) trong tờ giấy bài làm ( ví dụ: 1A, 2 B):
 “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn (1). Lại có tiếng ồn ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà,chó, trâu, bò kêu vang tứ phía (2).
 Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi (3). Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời (4):
Bẩm quan lớnđê vỡ mất rồi (5)!
 Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng (6):
 - Đê vỡ rồi (7)!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày (8)! Có biết không?...(9)”
 Câu 1: Những câu trên trích trong văn bản nào:
Ý nghĩa văn chương
Sống chết mặc bay
Quan âm Thị Kính
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu 2: Tác giả của những câu văn trên là:
Phạm Văn Đồng
Hoài Thanh
Phạm Duy Tốn
Hồ Chí Minh
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về tác giả của văn bản trên:
A.Sinh năm 1883, mất năm1924.Nguyên quán làng Phượng Vũ,huyện Thường Tín,tỉnh Hà Tây 
 B.Sinh năm1909,mất năm 1982, quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc ,tỉnh Nghệ An
 C. Sinh năm1906 ,mất năm2000,quê ở xã Đức Tân ,huyện Mộ Đức ,tỉnh Quảng Ngãi
 D .Sinh năm 1902 ,mất năm 1984,quê ở làng Lương Điền,xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An
 Câu 4: Đáp án nào không trả lời đúng cho nội dung của những câu trên:
 A. Sự sợ hãi của những người dân
 B. Sự sợ hãi của những người trong đình ( trừ quan phụ mẫu)
 C.Thái độ dùng uy quyền dể lấp liếm và đổ tội cho người khác của quan phụ mẫu
 D. Phê phán thói ham mê cờ bạc của quan phụ mẫu
 Câu 5 : Câu nào dùng phép liệt kê:
 A. Câu 1,3
 B. Câu 2,4
 C. Câu 5,6
 D. Câu 7,8, 9 
 Câu 6: Dấu gạch ngang trong câu 5, 7, 8, 9 dùng để:
 A .Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
 B .Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 
 C. Đánh dấu ý liệt kê
 D. Nối các từ nằm trong một liên danh
 Câu 7: Dấu chấm phẩy trong câu 2 dùng để :
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Tách các từ ngữ cùng giữ một chức vụ cú pháp
Tách các vế câu trong một câu ghép
Tách thành phần phụ với nòng cốt câu
 Câu 8: Dấu chấm lửng trong câu 5 có mục đích:
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
Biểu thị một nội dung bất ngờ
Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
Tạo sự hài hước, châm biếm
 Câu 9: Câu nào là câu rút gọn:
 A. Câu 6 B. Câu 7 C. Câu 8 D. Câu 9 
 Câu 10: Câu nào có thành phần trạng ngữ:
Bấy giờ ai nấy ở trong đình ,đều nôn nao sợ hãi.
Đê vỡ rồi!
Có biết không?
Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, ông bỏ tù chúng mày.
 B. Tự luận: (6 điểm)
 Hãy chứng minh câu nói của Bác Hồ: “ Đoàn kết là sức mạnh vô địch” 
 ----------------
 ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 7
 A.Phần trắc nghiệm:
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
Đáp án
 B
 C
 A
 C
 B
 B
 A
 C
 D
 A
 B. Phần tự luận:
 * Điểm 5 – 6: 
 - Bố cục cân đối, văn lưu loát, dẫn chứng phong phú, sức thuyết phục cao.
 - Chữ viết đẹp.
 - Không sai bất kỳ một lỗi diễn đạt nào (điểm 6). Sai từ 1 đến 4 lỗi diễn đạt ( điểm 5).
 * Điểm 3 – 4:
 - Bố cục rõ, diễn đạt khá mạch lạc, có sử dụng vài dẫn chứng phù hợp với đề.
 - Chữ viết rõ.
 - Sai từ 5 – 7 lỗi diễn đạt.
 * Điểm 2:
 - Bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, dẫn chứng chung chung.
 - Sai nhiều lỗi diễn đạt
 * Điểm 1:
 - Lạc đề, hoặc diễn đạt quá lủng củng, hoặc không biết cách làm văn chứng minh.
 * Điểm 0:
 - Bỏ giấy trắng hoặc chỉ ghi vài dòng chiếu lệ.
 .-- --------------

File đính kèm:

  • docNV-7-KD.doc
Đề thi liên quan