Đề kiểm tra học kỳ II, môn ngữ văn, lớp 6 (thời gian làm bài 90 phút) Mã đề v625
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II, môn ngữ văn, lớp 6 (thời gian làm bài 90 phút) Mã đề v625, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề: v625 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, MễN NGỮ VĂN, LỚP 6 (Thời gian làm bài 90 phỳt) I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ): ( Câu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12: Hãy lựa chọn đáp án đúng ) Câu 1 (0,25 điểm): “Sông nước Cà Mau” là văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? A. Biểu cảm; B. Tự sự ; C. Miêu tả; D. Nghị Luận. Câu 2 (0,25 điểm): Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định sau ? Cây tre là người bạn thân nhất của người dân Việt nam; Cây tre có nhiều phẩm chất đáng quý ; Cây tre là bạn, là biểu tượng của đất nước Việt nam ; Cây tre là người bạn thân thiết của nông dân, của nhân dân Việt Nam. Tre đẹp bình dị, nhiều phẩm chất đáng quý. Tre còn là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt nam. Câu 3 (0,25 điểm): Nối nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung ở cột B để được một ý kiến đúng ( Chẳng hản: A-a). A B “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là a.Bảo vệ thiên nhiên, môi trường b.Bảo vệ di sản văn hoá c.Phát triển dân số d.Chống chiến tranh Câu 4 (0,25 điểm): Văn bản “Động Phong Nha” có giá trị gì trong cuộc sống ngày nay ? A.Giá trị kinh tế; B.Giá trị du lịch; C.Giá trị nghiên cứu khoa học; D.Cả 3 giá trị trên. Câu 5 (0,25 điểm): “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” thuộc kiểu văn bản nhật dụng, đúng hay sai? A.Đúng; B.Sai. Câu 6 (0,25 điểm): Từ nào dưới đây có thể điền vào dấu (...) để câu văn trở thành câu đúng nghĩa: “ Nhìn hai bên bờ, rừng đước dựng lên….. như hai dãy trường thành vô tận ’’. A. Mênh mông ; C. Bát ngát ; B. Bao la; D. Sừng sững. Câu 7 (0,25 điểm): Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt: A.Ăn uống; C. Cường tráng; B. Nhọn hoắt ; D.Cứng dần. Câu 8 (0,25 điểm): Có mấy kiểu hoán dụ: A.Bốn; B.Năm; C.Sáu ; D. Bảy. Câu 9 (0,25 điểm): Nhân hoá là gì: A. Nhân hóa là cách diễn đạt để nhân lên góp nhiều lần những đặc điểm của sự vật, sự việc được miêu tả; B. Lấy tên sự vật, hiện tượng này để chỉ sự vật, hiện tượng kia ; C. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người ; D. Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ cái toàn thể. Câu 10 (0,25 điểm): Nếu viết ‘’ Càng đổ dần về phía Cà mau càng bủa răng chi chít như mạng nhện’’ thì câu văn mắc lỗi nào ? A. Thiếu chủ ngữ ; C. Thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ ; B. Thiếu vị ngữ ; D. Sai về nghĩa. Câu 11 (0,25 điểm): Khi làm văn miêu tả cần những kỹ năng chủ yếu nào ? A. Tưởng tượng, so sánh; C. Lựa chọn chi tiết, hình ảnh; B. Ví von, nhân hoá ; D. Quan sát, tưởng tượng, so sánh, ví von, lựa chọn chi tiết , hình ảnh... Câu 12 (0,25 điểm): Trong đơn từ nội dung nào sau đây là quan trọng nhất? A. uốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, tên người gửi; B. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề đạt nguyện vọng gì? C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày làm đơn; D. Lí do gửi đơn, ký tên; II. Phần tự luận( 7 điểm ): Câu 1 (2,0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”. Câu 1 (5,0 điểm): Hãy tả lại một thầy (cô ) giáo mà em yêu quý nhất? ---Hết--- hướng dẫn chấm I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: Chọn C. Câu 2: Chọn D. Câu 3: Chọn a. Câu 4: Chọn D. Câu 5: Chọn A. Câu 6: Chọn D. Câu 7: Chọn C. Câu 8: Chọn A. Câu 9: Chọn C. Câu 10: Chọn A Câu 11: Chọn D. Câu 12: Chọn B. II. Phần tự luận: ( 7 điểm ). Câu 1 (2,0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”. Đáp án Biện pháp tu từ sử dụng: ẩn dụ ( 0,25 điểm). Hiệu quả tu từ: Mặt Trời hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, tình cảm trân trọng tỏ lòng kính yêu đối với Bác ( 1,5 điểm) Câu 2 (5,0 điểm): Hãy tả lại một thầy (cô ) giáo mà em yêu quý nhất? Đáp án 1.Mở bài: ( 1 điểm) Giới thiệu thầy (cô) giáo định tả, ấn tượng về thầy (cô). 2. Thân bài: (3 điểm ) Vì sao em yêu quý nhất? Học sinh tả được: Hình dáng, cử chỉ, lời nói, hành động…. Tình cảm của thầy (cô) đối với lớp và đối với bản thân.. Những kỷ niệm sâu sắc về thầy (cô) ( khích lệ động viên, gần gũi trao đổi, giúp đỡ động viên trong học tập và tình cảm dành cho bản thân….) 3. Kết bài: (1 điểm ) Cảm xúc, tâm trạng của bản thân đối với thầy (cô) .
File đính kèm:
- v625.doc