Đề kiểm tra học kỳ II môn ngữ văn, lớp 6 trường THCS Hiệp Phước Nhơn Trạch –Đồng Nai
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn ngữ văn, lớp 6 trường THCS Hiệp Phước Nhơn Trạch –Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: “Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng… Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, rồi chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...” (Trích Luỹ làng, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Trữ tình D. Nghị luận 2. Đoạn văn trên gợi ấn tượng gì về hình ảnh cây tre ? A. Duyên dáng, yểu điệu B. Oai linh, kỳ vĩ C. Đẹp, đầy sức sống D. Dịu dàng, mềm mại 3. Từ “oà” trong câu: “Mùa lá mới oà nở” có nghĩa là gì ? A. Lá tre nở một cách bất ngờ. B. Lá tre nở rất nhiều, đột ngột và mạnh mẽ. C. Lá tre nở một cách từ từ, chậm rãi. D. Lá tre nở một cách dịu dàng, kín đáo. 2 4. Câu văn: “Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống.” là loại câu nào ? A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu C. Câu đánh giá D. Câu miêu tả 5. Khi viết: “Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 6. Ở câu: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 7. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. B. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. C. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. D. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. 8. Từ “con ngựa” trong cụm từ “một con ngựa nhả khói” (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ) được dùng theo nghĩa gốc. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 9. Từ “những” trong “những mầm măng” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Số từ C. Lượng từ D. Đại từ 10. Tổ hợp từ nào dưới đây là cụm động từ ? A. Bỏ chạy cả B. Đẹp huyền ảo 3 C. Già rồi chết D. Hơn mười năm sau 11. Tổ hợp từ nào dưới đây là cụm danh từ ? A. Xinh quá B. Đứng hóng ở cửa C. Diều lá tre bay lưng trời D. Con lợn cưới của tôi 12. Tính từ chỉ màu sắc là từ nào ? A. Trong sáng B. Lam biếc C. Xinh tươi D. Hồ hởi 13. Chủ ngữ của câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.” là: A. gậy tre B. chông tre C. gậy tre, chông tre D. sắt thép quân thù 14. Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ ? A. Huyền là một bạn gái chăm ngoan. B. Bài ca ấy đi cùng năm tháng. C. Lung linh nắng vàng trước sân nhà em. D. Đi học là hạnh phúc của trẻ em. 15. Phần nào dưới đây không nhất thiết phải có trong đơn ? A. Thời gian, địa điểm viết đơn B. Ai gửi đơn, đơn gửi ai, gửi để làm gì C. Tên đơn, người gửi D. Chữ ký của người viết đơn 16. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ? A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng. B. Em bị ốm không đến lớp học được. C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí. II. Tự luận (6 điểm): Câu 1 (1 điểm): Cho cụm từ: “ Mỗi khi hè về”, hãy viết tiếp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
File đính kèm:
- bai van hay xem la ghien.pdf