Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2007-2008

doc9 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm Học 2007-2008
Môn: Ngữ Văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..Trường THCS Thị Trấn.
I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
Đọc đoạn văn sau:
 “ Bấy giờ ai nấy trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
 Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
 - Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm…
Đuổi cổ nó ra! “
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời (từ câu 1 đến câu 3) mà em cho là đúng?
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.( Hồ Chí Minh)
B. Sống chết mặc bay.( Phạm Duy Tốn)
C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐặngThai Mai).
D. ý nghĩa văn chương( Hoài Thanh).
Câu2. Trong câu “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!” dấu chấm lửng được sử dụng để:
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
C. Thể hiện lời nói bỏ dở của nhân vật.
D. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
Câu 3: - Có biết không?
 - Không còn phép tắc gì nữa à?
Hai câu trên thuộc kiểu câu nào mà em đã học?
A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt
C. Câu trần thuật đơn. C. Câu ghép. 
Câu4. Câu tục ngữ :
 “ Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” 
Khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai.
Câu5. Nối nội dung ở cột A với tên tác phẩm ở cột B sao cho phù hợp?
A
Nối
B
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.Văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Không có văn chương, sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng.

a.Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Lên án gay gắt một tên quan phủ” lòng lang dạ thú” trước sinh mệnh của người dân và bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến.

b. ý nghĩa văn chương.
3.Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.

c. Sống chết mặc bay.
4.Bài văn đã khắc hoạ được hai nhân vật có hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một bên là kẻ phản bội lí tưởng,một bên là “ vị anh hùng thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.


e. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Câu 6: Viết thuộc hai câu tục ngữ thuộc hai chủ đề sau:
a. Kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng:
…………………………………………….....................................................………
b. Kinh nghiệm về thiên nhiên:
…………………………….........……………………………………………………
II. Phần tự luận( 6 điểm):
Câu1: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 7 câu( Nội dung tuỳ chọn) trong đó có câu sử dụng thành phần trạng ngữ ? Gạch chân những trạng ngữ những đó?
Câu2: 
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?










Đáp án – Biểu điểm
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
________________________

I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
A

*Câu 5( 1 diiểm):Nối đúng mỗi ý được 0.25 điểm.
 Nối 1 với b Nối 2 với c
 Nối 3 với a Nối 4 với e
* Câu6( 1 điểm)
Viết thuộc theo trí nhớ mỗi chủ đề một câu tục ngữ được 0,5 điểm.
II. Phần tự luận( 6 điểm):
Câu( 1 điểm):
Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ.( 0,5 điểm)
Gạch chân trạng ngữ trong câu văn đó .( 0,5 điểm)
Câu2( 5 điểm). Bài viết cần đảm bảo những ý chính sau:
Mở bài( 0,5 điểm): Gới thiệu câu ca dao với ý nghĩa sâu xa : yêu thương, đoàn kết là một sức mạnh, là truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Thân bài( 3 điểm):
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao:
+ Nghĩa đen: Giải thích cụm từ : nhiễu điều, giá gương”…..
 Tấm vải lụa đỏ ấy che bụi cho tấm gương được sạch sẽ trong trẻo, đồng thời cũng nhờ ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương ra, mảnh vải đó càng đẹp, rực rỡ hơn.
+ nghĩa bóng: Một tình cảm cao đẹp, nghĩa tình của con người Việt Nam đó là sự đoàn kết, yêu thương gắn bó, sẵn sàng chia sẻ đùm bọc nhau khi khó khăn hoạn nạn.
- Nhận định, đánh giá câu ca dao:
+ Liên hệ với các dị bản khác, như:- “ Một cây làm chẳng lên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
 - “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chng một giàn.”
 - …………….
+ Dẫn chứng minh hoạ: - Trong cuộc kháng chiến
 - Trong học tập 
 - Trong cuộc sống hàng ngày
 - …..
- Lên án những con người lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác, những biểu hiện của tư tưởng cá nhân, cục bộ, ích kỷ, vụ lợi …
c. Kết bài( 0.5 điểm):
 ý nghĩa của câu ca dao đối với ngày hôm nay… 
* Lưu ý: Bài viết sạch đẹp, không sai chính tả, trình bày khoa học ( 1 điểm)
Phòng Giáo dục Tam Đường
Đề kiểm tra học kỳ II – Năm Học 2007-2008
Môn: Ngữ Văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút( Không kể thời gian giao đề)
Họ tên:………………………………………………. Lớp………………..Trường ....................................
I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
Đọc đoạn văn sau:
 “ Bấy giờ ai nấy trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
 Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
 - Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm…
Đuổi cổ nó ra! “
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời (từ câu 1 đến câu 3) mà em cho là đúng?
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.( Hồ Chí Minh)
B. Sống chết mặc bay.( Phạm Duy Tốn)
C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐặngThai Mai).
D. ý nghĩa văn chương( Hoài Thanh).
Câu2. Trong câu “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!” dấu chấm lửng được sử dụng để:
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
C. Thể hiện lời nói bỏ dở của nhân vật.
D. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
Câu 3: - Có biết không?
 - Không còn phép tắc gì nữa à?
Hai câu trên thuộc kiểu câu nào mà em đã học?
A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt
C. Câu trần thuật đơn. C. Câu ghép. 
Câu4. Câu tục ngữ :
 “ Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” 
Khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai.
Câu5. Nối nội dung ở cột A với tên tác phẩm ở cột B sao cho phù hợp?
A
Nối
B
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.Văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Không có văn chương, sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng.

a.Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. Lên án gay gắt một tên quan phủ” lòng lang dạ thú” trước sinh mệnh của người dân và bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến.

b. ý nghĩa văn chương.
3.Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.

c. Sống chết mặc bay.
4.Bài văn đã khắc hoạ được hai nhân vật có hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một bên là kẻ phản bội lí tưởng,một bên là “ vị anh hùng thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập” tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.


e. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Câu 6: Viết thuộc hai câu tục ngữ thuộc hai chủ đề sau:
a. Kinh nghiệm và bài học về học tập, tu dưỡng:
…………………………………………….....................................................………
b. Kinh nghiệm về thiên nhiên:
…………………………….........……………………………………………………
II. Phần tự luận( 6 điểm):

 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
























Đáp án – Biểu điểm
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
________________________

I. Phần trắc nghiệm( 4 điểm):
* Từ câu 1 đến câu 4: mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
A

*Câu 5( 1 diiểm):Nối đúng mỗi ý được 0.25 điểm.
 Nối 1 với b Nối 2 với c
 Nối 3 với a Nối 4 với e
* Câu6( 1 điểm)
Viết thuộc theo trí nhớ mỗi chủ đề một câu tục ngữ được 0,5 điểm.
II. Phần tự luận( 6 điểm)
 Bài viết cần đảm bảo những ý chính sau:
Mở bài( 1 điểm): Gới thiệu câu ca dao với ý nghĩa sâu xa : yêu thương, đoàn kết là một sức mạnh, là truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Thân bài( 3 điểm):
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu ca dao:
+ Nghĩa đen: Giải thích cụm từ : nhiễu điều, giá gương”…..
 Tấm vải lụa đỏ ấy che bụi cho tấm gương được sạch sẽ trong trẻo, đồng thời cũng nhờ ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương ra, mảnh vải đó càng đẹp, rực rỡ hơn.
+ nghĩa bóng: Một tình cảm cao đẹp, nghĩa tình của con người Việt Nam đó là sự đoàn kết, yêu thương gắn bó, sẵn sàng chia sẻ đùm bọc nhau khi khó khăn hoạn nạn.
- Nhận định, đánh giá câu ca dao:
+ Liên hệ với các dị bản khác, như:- “ Một cây làm chẳng lên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
 - “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chng một giàn.”
 - …………….
+ Dẫn chứng minh hoạ: - Trong cuộc kháng chiến
 - Trong học tập 
 - Trong cuộc sống hàng ngày
 - …..
- Lên án những con người lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác, những biểu hiện của tư tưởng cá nhân, cục bộ, ích kỷ, vụ lợi …
c. Kết bài( 1 điểm):
 ý nghĩa của câu ca dao đối với ngày hôm nay… 
* Lưu ý: Bài viết sạch đẹp, không sai chính tả, trình bày khoa học ( 1 điểm)





File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu Van 7 ky II.doc