Đề kiểm tra học kỳ II, Môn Ngữ Văn, Lớp 8 Mã đề: v8211

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II, Môn Ngữ Văn, Lớp 8 Mã đề: v8211, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề: v8211
	ĐỀ KIỂM TRA MôN ngữ văn, HỌC KỲ II, LỚP 8
( Thời gian làm bài: 90 phỳt)

I - Phần trắc nghiêm ( 3 điểm): Hãy lựa chọn đáp án đúng trong những câu sau đây:
Câu 1(0,25 điểm): “Hịch tướng sĩ”, “Đại cáo bình Ngô”, “Chiếu dời đô”, “Bàn về phép học” được viết cùng một thể loại. Đúng hay sai?
	A. Đúng ;	B. Sai.
Câu 2(0,25 điểm): Phong trào "thơ mới" được ra đời ttrong hoàn cảnh lịch sử nào?
	A. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX;	C. Từ 1930 đến 1945;
	B. Từ đầu thế kỷ XX đến 1930; 	D. Từ 1945 đến 1954.
Câu 3(0,25 điểm): Câu sau đây dùng với mục đích gì?
	Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Trích Lão Hạc - Nam Cao)
	 A. Phủ định; 	B. Đe doạ;	C. Hỏi;	D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 4 (0,25 điểm): Nhân vật ông giáo giữ vai trò gì trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao?
	A. Nhân vật kể chuyện; 	B. Nhân vật chứng kiến câu chuyện;
	C. Nhân vật tham gia vào câu chuyện;	D. Nhân vật được nghe lại câu chuyện.
Câu 5(0,25 điểm): Nét chung về hình thức giữa bài thơ "Nhớ rừng" và bài "Ông đồ" là:
	A. Xây dựng hai hình ảnh, hai cảnh tượng đối lập để làm nổi bật tâm sự và tình cảnh của nhân vật chính;
	B. Sử dung thể thơ tự do để diễn tả cảm xúc mãnh liệt của tác giả;
	C. Ngôn ngữ giản dị, cô đọng và xúc tích;
	D. Sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho lời thơ sinh động;
Câu 6(0,25 điểm): Hoài Thanh cho rằng: " Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường". Theo em ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ "Nhớ rừng"?
	A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt; 	B. Giàu nhịp điệu;
	C. Giàu hình ảnh;	D. Giàu giá trị tạo hình.
Câu 7(0,25 điểm): ý nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn?
	A. Không có mối quan hệ chăt chẽ với nhau;	
	B. Có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với nhau;
	C. Có mối quan hệ ràng buộc về mặt hình thức;
	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8 (0,25 điểm): Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu: "ấy thế mà cuộc chiên tranh vui tươi vàu bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa " con yêu" những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa"?
	A. Giọng lạnh lùng, cay độc;	B. Giọng đay nghiến, cay nghiệt;
	C. Giọng mỉa mai, châm biếm;	D. Giọng thân tình, suồng sã.
Câu 9 (0,25 điểm): Chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu sau: " Trong hội thoại, hành vi nói khi người khác chưa kết thúc lượt lười của người đó được gọi là hành vi …"
	A. Nói leo;	B. Cướp lời;	C. Nói tranh;	D. Im lặng;







Câu 10 (0,25 điểm): Nối nội dung ở cột A với một nhân xét ở cột B để có một nhận định đúng về luận điểm trong văn bản nghi luận (Chẳng hạn: A-1).
A
B

a.Luận điểm
b. Luận cứ

1. Là những chứng cứ đưa ra để khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.

2. Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng được nêu ra dưới hình thức khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

3. Là sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng, lí lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận.
Câu 11(0,25 điểm): Mục nào dưới đây cần có trong văn bản tường trình mà không cần có trong văn bản thông báo?
	A. Phần mở đầu;	B. Nơi, ngày, tháng, năm làm văn bản;
	C. Những nội dung cụ thể;	D. Lời cam đoan của người viết.
Câu 12 (0,25 điểm): Trong các câu sau câu nào là câu ghép đẳng lập?
	A. Các khí độc thải ra làm cho con người khó thở, gây ngất;
	B. Vì chất Điôxin rất độc hại nên chúng có thể gây ngộ độc;
	C. Bao bì nilông trôi ra biển, các sinh vật rất dễ nuốt phải chúng;
	D. Nêu ta vứt bao bì nilông bừa bãi thì các đường dẫn nước thải sẽ bị tắc.

II- Phần tự luận ( 7 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm): Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đố theo bản dịch của sách giáo khoa.
	- Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn.
Câu 2 ( 5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh:
	Đi đường mới biết gian lao
	Núi cao rồi lại núi cao trập trùng 
	Núi cao cho đến tận cùng 
	Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
---Hết---






 











hướng dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
D
A
A
A
B
C
C
a-2
b-1
D
C

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đố theo bản dịch của sách giáo khoa.
	- Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn.
Đáp án
	ý 1 (1 điểm) Chép chính xác đoạn văn sau:
	"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm "
	ý 2 ( 1 điểm ) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu giọng chì chiết, các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc.

Câu 2 ( 5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh:
	Đi đường mới biết gian lao
	Núi cao rồi lại núi cao trập trùng 
	Núi cao cho đến tận cùng 
	Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Đáp án
	Yêu cầu học sinh cảm và hiểu được bài thơ nói về chuyện đi đường từ đó nêu bật tinh thần vượt khó để đi tới đích, để dành thắng lợi. Bài thơ còn mang hàm nghĩa: Con đường cách mạng đâỳ gian truân thử thách .Có vượt qua mới dành được thắng lợi vẻ vang.
	- Học sinh phải liên hệ và rút ra bài học cho bản thân 
	1 - Phần mở bài ( 0,5 điểm) Nêu được cảm nhân chung về đề tài mà Bác Hồ đề cập đến: Đó là đề tài bình dị mà lại thể hiện một tư tưởng lớn.
	- Xuất xử của bài thơ ( trích trong Nhật ký trong tù)
	- Trích dẫn bài thơ
	2 - Thân bài ( 4 điểm)
	Hai câu đầu Hồ Chi Minh sử dụng điệp ngữ và từ láy
	Câu thơ 1: Như một chiêm nghiêm của một con người từng trải đi nhiều sống cuộc đời sâu sắc phong phú" Đi đường mới biết gian lao". ( 0,5 điểm)
	Câu thơ 2 : Hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" vừa có ý nghĩa tả thực:Đi hết dãy núi này đến dãy núi khác dựng thành ở phía trước; vừa có ý nghĩa tượng trưng cho những khó khăn thử thách chồng chất. Rất gian lao ( 0,5 điểm ) 
	Câu thơ như một lời nhắc khẽ mà thấm thía : Muốn đi đường phải có quyết tâm, phải kiên trì vượt khó, chịu đựng gian khổ, không được nản chí, ngã lòng ( 0,5 điểm ) 
 	Hai câu thơ 3 và 4: ý thơ mới xuất hiện, có vượt lên đến đỉnh núi cao chót vót của muôn trùng dãy núi thì tầm mắt mới được mở rộng, muôn trùng dặm nước non được thu cả vào trong tầm mắt ( 0,5 điểm)
	Cấu trúc của câu thơ theo quan hệ điều kiện kết quả 
	Điều kiện là người đi đường phải chiếm lĩnh đỉnh cao chót vót của các lớp núi trập trùng nghĩa là phải có quyết tâm cao, có nghị lực kiên cường vượt qua thử thách, phải chiến thắng mọi khó khăn ( 0,5 điểm)
	Câu thơ cuối: mở ra một không gian bao la, một không gian nghệ thuật tuyệt vời "muôn trùng nước non" được thu cả vào trong tầm mắt người đi đường. Đó là hạnh phúc là kết qủa (0,5 điểm)
	Bài thơ còn hàm chứa một lớp ý nghĩa nữa: Con đường được nói đến trong bài thơ còn là con đường cách mạng. Nhà thơ là người đi đường đồng thời là người chiến sĩ cách mạng mà con đường cách mạng vô cùng gian khổ hy sinh. Có vượt qua mới dành được độc lập tự do 
( 0, 5 điểm ) 
	Liên hệ về con đường đi của các nhà thơ khác ( Lý Bạch…) ( 0,5 điểm)
	3- Kết bài ( 0,5 điểm ) Khẳng định giá trị của bài thơ 
	- Bài học cho bản thân: Đường đi khó đầy gian nan thử thách người đi đường phải giàu nghị lực mới tới đích. Con đường học tập cũng vô cùng gian khổ. Phải vượt khó, sáng tạo cần cù mới chiếm được tầm cao tri thức nhân loại.

File đính kèm:

  • docjhgfoidspaugfioaidgfadjgyhpalg (9).doc
Đề thi liên quan