Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh Học 7 (tiết 73)

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Sinh Học 7 (tiết 73), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37	
Tiềt 73	 
MA TRẬN ĐỀ HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 7
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Lớp lưỡng cư
(2 tiết)
-Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng. TL
10%= 20 điểm
0% = 0 điểm
100% = 20 điểm
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
1 câu
2. Lớp Bò sát
( 3 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát.
- Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người. TL
- Phân biệt 3 bộ bò sát thường gặp.
15% = 30 điểm
25% = 7.5 điểm
50% = 15 điểm
25% = 7.5 điểm
0% = 0 điểm
3 câu
3. Lớp chim
(3 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Cấu tạo hoạt động cơ quan tiêu hoá.
- Cấu tạo hoạt động hô hấp.
15% = 30 điểm
40% = 12 điểm
30% = 9 điểm
30% = 9 điểm
0% = 0 điểm
3 câu
*
4. Lớp thú
(9 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ thú túi.
- Đặc điểm cấu tạo bộ răng thỏ
- Đại diện của bộ móng guốc.
- Tập tính thích nghi với đời sống của bộ dơi
- Phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ. TL
-Phân tích sự tiến hoá của thỏ so với thằn lằn. TL
45%= 90 điểm
30%= 27 điểm
30%= 27 điểm
20% = 18 điểm
20% = 18 điểm
6 câu
5. Sự tiến hoá của động vật
(3 tiết)
- Sự tiến hoá cơ quan di chuyển vận động của cơ thể.
- Nêu được mức độ tiến hoá của động vật.
- Liệt kê các hình thức sinh sản ở động vật.
15% = 30 điểm
60% =18 điểm
40% = 12 điểm
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
3 câu
100%= 200 điểm
6 câu
64.5 điểm
32.2%
6 câu
83 điểm
41.5%
3câu
34.5 điểm
17.3%
1 câu
18 điểm
9%
16 câu
 Thiện Mỹ, ngày 05 tháng 3 năm 2014
 GVBM
 Nguyễn Anh Thư
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN THI: SINH HỌC LỚP 7
THỜI GIAN: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC 1
Họ và tên học sinh:
Lớp:.
Điểm
Lời phê của thầy (cô)
I. TRẮC NGHIỂM: (3.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu cho câu trả lời đúng
Câu 1: Môi trường sống của bò sát là:
A. trên cạn B. ở nước, ở cạn C. ở nước D. trong lòng đất
Câu 2: Bò sát có các bộ phổ biến:
A. bộ có vảy, bộ Rùa và bộ cá Sấu B. bộ có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ cá Sấu 
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu D. bộ Rùa, bộ có vảy và bộ Đầu mỏ
Câu 3: Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng:
A. giúp chim mổ được hạt chính xác B. giảm sức cản chủ yếu của không khí 
C. tự vệ khi có đối phương tấn công D. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay
Câu 4: Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm:
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già 
B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già, lỗ huyệt 
C. miệng, thực quản có diều, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt 
D. miệng, thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt 
Câu 5: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. phổi, mạng ống khí, túi khí B. khí quản, phế quản, phổi 
C. khí quản, phổi, túi khí D. khí quản, phế quản, phổi, túi khí
Câu 6: Đặc điểm di chuyển của Kanguru:
A. di chuyển bằng 4 chi B. dùng 2 chi sau để nhảy 
C. chuyền cành bằng 2 chi sau D. chuyền cành bằng 2 chi trước
Câu 7: Bộ guốc chẵn có đại diện:
A. lợn, bò, hươu B. tê giác, ngựa, cừa C. hổ, báo, sóc D. mèo, tatu, vượn
Câu 8: Cánh da của bộ Dơi có đặc điểm là một màng da rộng:
A. có phủ lớp lông mao dày B. trơn nhẵn 
C. có phủ lớp lông mao thưa D. có tiết chất dính để bắt muỗi
Câu 9: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu:
A. nhai B. nghiền C. gặm nhấm D. nuốt
Câu 10: Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật là:
A. có khả năng thụ tinh trong B. có khả năng bắt mồi 
C. sự vận động và di chuyển D. có khả năng phản ứng với môi trường
Câu 11: Các hình thức sinh sản ở động vật là:
A. hữu tính, phân đôi B. nảy chồi, phân đôi 
C. vô tính, tái sinh D. vô tính, hữu tính
Câu 12: Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ:
A. cá vây chân cổ B. bò sát cổ C. chim cổ D. thú cổ
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung về đời sống, cấu tạo ngoài và sinh sản của ếch đồng.
 (1.0 điểm)
Câu 2: Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên tác dụng đối với con người (2.0 điểm)
Câu 3: Phân biệt thú guốc chãn và thú guốc lẻ (2.0 điểm)
Câu 4: Tại sao nói sự sinh sản của thỏ tiến hoá hơn thằn lằn (2.0 điểm)
Hết.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2013 - 2014 
MÔN: SINH 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
B
A
D
D
D
B
A
C
C
C
D
A
(Mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
(1.0 điểm)
- Ếch đồn thuộc lớp Lưỡng cư, có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
- Chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở bằng phổi và qua lớp da ẩm ướt, mắt có mi, tai có màng nhĩ, song vẫn còn mang nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước: đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi, chi sau có màng bơi; da tiết chất nhầy làm giảm ma sát khi bơi.
- Ếch là động vật biến nhiệt. Ếch đẻ trứng và thụ tinh ngoài, phát triển có biến thái.
( 1.0 )
2
(2.0 điểm)
*Đối với con người:
- Là nguồn cung cấp thực phẩn (ba ba, trứng, vích)
- Dược phẩm (rượu rắn chữa tê thấp, mỡ trăn chữa bỏng, nọc rắn chế thuốc: tê thấp, viêm khớp, viêm dây thần kinh)
- Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồimồi, da thuộc của trăn và rắn, da cá sấu)
- Góp phần bảo vệ mùa màng (thức ăn của thằn lằn là sâu bọ có hại, đa số rắn ăn chuột)
*Trong tự nhiên: Bò sát là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
( 2.0 )
3
(2.0 điểm)
Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ:
*Thú guốc chẵn:
- Tầm vóc thường to lớn, chân cao, có số ngón chân chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. Đầu mỗi ngón có hộp sừng bảo vệ gọi là guốc. Sống đơn dộc hoặc theo đàn. Đa số ăn thực vật, một số ăn tạp và nhiều loài nhai lại.
*Thú guốc lẻ:
- Tầm vóc to lớn, số ngón chân lẻ, có một ngón chân giữa phát triển hơn. Ăn thực vật, không nhai lại. Sống từng đàn hoặc đơn độc, có sừng (tê giác có 3 ngón) hoặc không có sừng (ngựa).
( 1.0 )
( 1.0 )
4
(2.0 điểm)
Thỏ đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng ở thằn lằn vì:
- Sự phát triển phôi trong cơ thể mẹ bằng chất dinh dưỡng của cơ thể nên ổn định, an toàn, có đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện phát triển hơn, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường và lượng chất dinh dưỡng của noãn hoàng ở trong trứng.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và mồi trong tự nhiên như các loài khác, nên tỉ lệ sống sót cao hơn.
( 1.5 )
( 0.5 )
4 câu
Tổng cộng
(7.0 )

File đính kèm:

  • docDE 1 SINH 7 KHII.doc
Đề thi liên quan