Đề kiểm tra học kỳ II môn : sinh học khối 9

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn : sinh học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Quí Đôn
Người ra đề : Lê Thị Bích Thuỳ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn : Sinh học Khối 9
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm )
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau :
1. Môi trường sống của sinh vật bao gồm : 
a. Đất ,không khí và cơ thể động vật 
b. Không khí , nước và cơ thể động vật.
c. Đất ,nước và không khí .
d. Nước ,đất ,không khí ,cơ thể động vật ,thực vật .
2. Tuỳ theo mức phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường ngưòi ta chia làm hai nhóm động vật là :
a. Động vật ưa nhiệt và động vật kỵ nhiệt 
b. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt 
c. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh 
d. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
3. Sinh vật có cơ thể biến nhiệt là :
a. Vi sinh vật ,nấm ,thực vật. 
b. Động vật không xương sống 
c. Các động vật thuộc 3 lớp :cá ,ếch nhái ,bò sát 
d. Cả a ,b ,c đều đúng .
4.Những cây sống ở vùng nhiệt đới để giảm bớt sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao ,lá có những đặc điểm thích nghi nào sau đây ?
a. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên 
b. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra 
c. Bề mặt lá có tầng cutin dày 
d. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho lá .
5. Nhân tố sinh thái nào có tác động lớn nhất đối với động vật ?
a. Ánh sáng b. Nhiệt độ 
c. Độ ẩm d. Không khí 
6. Dạng quan hệ nào dưới đây là quan hệ nửa kí sinh ?
a. Địa y b. Tầm gửi trên cây mít 
c. Dây tơ hồng trên cây chè tàu d. Giun đũa sống trong ruột người 
7. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là : 
Sự sinh trưởng của các cá thể 
Mức sinh sản 
Mức tử vong 
Nguồn thức ăn từ môi trường 
8. Tập hợp cá thể nào dưới đây có thể hình thành một quần xã 
Thực vật ven hồ 
Sen trong hồ 
Cá diếc 
Bèo tây 
9. Khi nào quần xã đạt được trạng thái cân bằng sinh học ?
a Khi môi trường sống ổn định 
b.Khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm 
c.Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng 
d.Khi có sự hỗ trợ giữa các loài 
10.Ruộng lúa là : 
a.Một quần thể các cây lúa b.Một quần xã sinh vật 
c.Một hệ sinh thái d.a,b,c đều sai .
11.Nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị thu hẹp nhanh 
a.Dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng để lấy gỗ làm nhà ,đóng bàn ghế 
lấy đất trồng trọt ,chăn nuôi .
b.Khai thác khoáng sản bừa bãi 
c. Cầu đường ,giao thông phát triển 
d.Đô thị hoá tăng nhanh 
12. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiẽm môi trường ?
a.Núi lửa b.Động đất và sóng thần 
c.Chiến tranh d.Hoạt động của con người .
13.Nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán và lũ lụt là gì?
a.Lượng mưa phân phối không đều ở các vùng 
b.Khí hậu thay đổi bất thường 
c.Hệ thống thuỷ lợi không đạt yêu cầu 
d.Nạn chặt phá rừng .
14.Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?
a.Trồng nhiều cây xanh 
b Xây dựng các nhà máy xử lí rác 
c.Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật 
d.Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm )
Câu 1: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì ?
Câu 2: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú . Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó ?
 ĐÁP ÁN SINH HỌC 9
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm ) 
1.d ; 2.d ; 3d ; 4c ; 5b ; 6b ; 7d ; 8a ; 9c ; 10c ; 11a ; 12d ; 13d ; 14d .
PHẦN TỰ LUẬN (3điểm )
Câu 1: + Phát triển dân số hợp lý là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia ,tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế -xã hội với sử dụng hợp lý tài nguyên ,môi trường của đất nước .(0,5đ)
 + Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở nguồn thức ăn ,nước uống ,ô nhiễm môi trường tàn phá rừng và tài nguyên khác .(0,5đ)
 +Nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân ,gia đình và toàn xã hội , mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng ,chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt .(0,5đ)
Câu 2: +Vùng núi phía bắc trồng cây công nghiệp và trồng lúa trên nương (0,25đ)
 + Vùng Trung du trồng chè ,cà phê (0,25đ) 
 +Vùng Tây nguyên chè , cà phê ,cao su (0,25đ)
 +Vùng đồng bằng sông Cửu Long ,Đồng Tháp trồng lúa nước ,tràm (0,25đ)
Biện pháp : +Duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái chủ yếu (0,25đ)
 +Cải tạo hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao (0,25đ).

File đính kèm:

  • docSI-9-LQD.doc