Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG 	Đề kiểm tra học kỳ II năm học : 2012-2013
Họ tên hs : .............................................. 	Môn : Sinh học lớp 9
Lớp : ....................................................... 	Thời gian làm bài : 45 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm) 
 Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên là gì? Hãy giải thích hiện tượng đó?
Câu 2 (2,5 điểm) 
 Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? Cho ví dụ?
Câu 3 (1 điểm)
 Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Cho ví dụ.
Câu 4 (2điểm) 
 Một quần xã sinh vật gồm: Cỏ, Vi sinh vật, Hươu, Hổ, Sâu ăn cỏ, Bọ ngựa, Cầy, Rắn, Chuột, Đại bàng.
a. Hãy thành lập các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã đó.
b. Xây dựng một lưới thức ăn từ các sinh vật trên.
c. Chỉ ra đâu là mắt xích chung.
Câu 5 (3 điểm) 
 Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng? 
Hết
(Giám thị không giải hích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1: (1,5 điểm)
* Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên:
- Cây có tính hướng sáng.
0,25
- Cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng à Một thích nghi để tồn tại.
0,25
* Giải thích:
- Hiện tượng tỉa cành thường xảy ra đối với những cây sống trong rừng (mật độ cây quá dày). 
0,25
- Cành cây trên ngọn thu được ánh sáng nhiều hơn cành cây phía dưới. 
0,25
- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
0,5
Câu 2: (2,5 điểm)
* Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật:
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
- Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của cùng một loài.
- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật của nhiều loài khác nhau.
- Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau vì cùng loài.
- Giữa các cá thể khác loài trong quần xã không giao phối hoặc giao phấn được với nhau.
- Về mặt sinh học có cấu trúc thay đổi hơn quần xã.
- Về mặt sinh học có cấu trúc ổn định hơn quần thể 
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
VD: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam 
VD: Quần xã rừng ngập mặn ven biển.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (1 điểm)
* Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
0,5
* Ô nhiễm chủ yếu do:
- Hoạt động của con người gây ra (Ví dụ)
0,25
- Hoạt động của tự nhiên (Ví dụ)
0,25
Câu 4: (2 điểm)
a. Lập được các chuỗi thức ăn ( Ít nhất có 4 chuỗi thức ăn )
1
b. Xây dựng lưới thức ăn. 
0,5
c. Chỉ ra được mắt xích chung
0,5
Câu 5: (3 điểm)
- Điều hòa khí hậu và lượng mưa, làm trong sạch không khí, điều hòa lượng O2 trong khí quyển.
0,5
- Chống xói mòn, sụt lở đất, duy trì nước ngầm, chống hạn hán và lũ lụt.
0,5
- Cung cấp thức ăn chỗ ở cho động vật.
0,25
- Duy trì đa dạng sinh học và là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng sinh thái.
0,25
* Biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng hợp lí.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
- Trồng cây gây rừng, phục hồi các khu rừng bị thoái hóa.
- Phòng cháy rừng à Bảo vệ nguồn tài nguyên.
- Vận động bà con dân tộc ít người sống định canh định cư.
- Phát triển dân số hợp lí à Giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng.
- Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi người.
1,5

File đính kèm:

  • docDE DAP AN SINH 9 KI II 20122013.doc