Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh Học - Trường THCS Kim Đồng

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh Học - Trường THCS Kim Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: SINH HỌC (Thời gian: 45 phút)
Họ và tên GV ra đề: Ngô Thu 
Đơn vị: Trường THCS Kim Đồng 
A/ MA TRẬN ĐỀ:
Chủ đề kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng số
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Bài tiết
1
 (0.5đ)
1
 (2đ)
2
(2,5đ)
2. Da
1
 0.5đ)
1
 (0,5đ)
1
 (1đ)
3
 (2đ)
3. Thần kinh và giác quan
1
(0,5đ)
1
(0,5đ)
1
 (2đ)
3
(3đ)
4. Nội tiết
1
 0.5đ)
2
 (2đ)
3
 (2,5đ)
Tổng số
2
(1đ)
7
(7,5đ)
2
(1.5đ)
11
(10,0đ)
B/ ĐỀ THI:
I/ Phần trắc nghiệm: (3 diểm) 
Khoanh tròn một chữ cái ở câu trả lời đúng trong mỗi câu hỏi sau:
1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
A. Thận, cầu thận, nang cầu thận, bóng đái	B. Thận, ống đái, nang cầu thận, bóng đái
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái	D. Cầu thận, nang cầu thận, ống đái, bóng đái
2. Cấu tạo của da gồm:
A. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp cơ 	B. Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ
C. Lớp bì, lớp mỡ dưới da và lớp cơ 	D. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da.
3. Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần: 
 A. Bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng. 
 B. Ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng. 
 C. Dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng. 
 D. Bôi thuốc mỡ chống bỏng.
4. Trung ương thần kinh gồm:
A. Não bộ và tủy sống 	B. Não bộ, tủy sống và hạch thần kinh.
C. Não bộ, tủy sống và dây thần kinh 	D. Não bộ, dây thần kinh, hạch thần kinh
5. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở:
 A. ống tai 	B. Xương tai	C. Ống bán khuyên 	D. Cơ quan coocti
6. Chất tiết từ các tuyến nội tiết được gọi là:
 A. Dịch 	B. Men	C. Hoocmôn 	D. Prôtêin
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Bài tiết là gì? Vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Trình bày các thói quen 
sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu. 	 (2đ) 
Câu 2: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá? 	 (1đ)
Câu 3: Trình bày cấu tạo trong và chức năng của đại não. 	 (2đ) 
Câu 4: Nêu vai trò của hoocmôn. 	 (1đ) 
Câu 5: Trình bày vai trò của tuyến trên thận	 (1đ) 
C/ HƯỚNG DẪN CHẤM:
I/ Phần trắc nghiệm (3 diểm): Mỗi câu khoanh tròn đúng ghi 0,5 điểm
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: - Bài tiết là hoạt động giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. 	 (0,5đ)
Ý nghĩa: giúp môi trường trong luôn ổn định, tạo điều kiện cho trao đổi chất diễn ra 
bình thường.	 	 (0,5đ)
Cần có các thói quen sau:
 - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu (0,5đ)
 - Khẩu phần ăn uống hợp lí. 	 (0,25đ)
 - Đi tiểu đúng lúc.	 (0,25đ)
Câu 2: Phản ứng của da khi trời nóng hay lạnh quá là:
- Khi trời nóng, các mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi. 	 (0,5đ)
- Khi trời lạnh mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co. 	 (0,5đ)
Câu 3: Cấu tạo trong và chức năng của đại não.
* Chất xám (vỏ não): dày khoảng 2-3 mm, gồm 6 lớp tế bào, chủ yếu là các tế bào hình tháp. (0,5đ)	
Chức năng: là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý thức, 
trí nhớ, trí khôn. 	 	 	 (0,5đ)	
* Chất trắng (dưới vỏ não): là các đường thần kinh 	 (0,25đ)
Chức năng: Dẫn truyền:
+ Nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. 	 (0,25đ)
+ Nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tuỷ sống.	 (0,25đ)
+ Chứa các nhân nền.	 (0,25đ)
Câu 4: Vai trò của hoocmôn:
- Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. 	 (0,5đ)
- Đièu hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.	 (0,5đ)
Câu 5: Vai trò của tuyến trên thận:	 
- Phần vỏ tiết các hocmon có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các 
muối natri, kali trong máu và gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.	 (0,5đ)
- Phần tủy tiết adrenalin noadrenalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch 
và hô hấp, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường trong máu. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKII Mon Sinh 8 Nam hoc 20132014.doc
Đề thi liên quan