Đề kiểm tra học kỳ II - Môn Sinh lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn Sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 QUẬN TÂN BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2012 - 2013
 MÔN SINH – LỚP 9
 (Thời gian 45 phút – không kể thời gian phát đề)
Môi trường sống của sinh vật là gì? Hãy nêu 4 ví dụ về nhân tố sinh thái hữu sinh của môi trường sống tự nhiên của con cá chép. ( 2 đ)
Đồ thị sau biểu diễn giới hạn nhiệt độ của xương rồng sa mạc. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết, số liệu ghi trên đồ thị. ( 2đ)
Cho 2 ví dụ: 1 thực vật ( cây) và 1 động vật ( con) chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ( nóng hoặc lạnh) lên đời sống hoặc cấu tạo cơ thể. ( 2đ)
4- Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là kí sinh, cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh? Nêu đặc điểm để nhận biết mối quan hệ đó. (2 đ)
 ( Chú ý: học sinh không được chọn mối quan hệ khác ngoài các mối quan hệ đề bài cho)
a- Chim dòng dọc thường làm tổ trên các ngọn cây cao. (quan hệ giữa chim và cây)
b-Vi khuẩn cố định đạm trong không khí sống trong rễ cây đậu phọng (lạc) cung cấp chất đạm cho cây đậu ( quan hệ giữa vi khuẩn và đậu phọng)
c-Con đỉa sống trong ao, mương nước ngọt thường hay bám vào loài trâu để hút máu ( quan hệ giữa đỉa và trâu).
d-Người ta thấy rằng khi số lượng loài sói tăng thì số lượng thỏ lại giảm; ngược lại khi số lượng sói giảm thì loài thỏ lại tăng nhanh. (quan hệ sói và thỏ).
5-Hãy nêu những ảnh hưởng có hại và có lợi đến môi trường trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp. ( 2đ) 
-HẾT-
 ĐÁP ÁN - SINH 9 – KIỂM TRA HKII 
 NĂM HỌC 2012 – 2013
Môi trường sống của sinh vật là gì? Hãy nêu 4 ví dụ về nhân tố sinh thái hữu sinh của môi trường sống tự nhiên của con cá chép. ( 2đ)
-Môi trường sống: tất cả những gì bao quanh sinh vật (sinh sống)
-Nhân tố hữu sinh: bèo, rong, ốc, cá khác, tôm ,  (những loài thực vật và động vật sống trong nước ngọt)
 Mỗi ý 1 điểm
Đồ thị sau biểu diễn giới hạn nhiệt độ của xương rồng sa mạc. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết, số liệu ghi trên đồ thị. (2 đ)
0 độ C giới hạn dưới ( điểm gây chết)
32 độ C điểm cực thuận
56 độ C giới hạn trên ( điểm gây chết)
Khoảng A: khoảng thuận lợi
 Mỗi ý 0.5 điểm x 4 ý
Cho 2 ví dụ: 1 thực vật ( cây) và 1 động vật ( con) chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ( nóng hoặc lạnh) lên đời sống hoặc cấu tạo cơ thể. ( 2 đ)
-Cho ví dụ đúng và hợp lý 
 Mỗi ý 1 điểm x 2 ý
4- Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là kí sinh, cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh? Nêu đặc điểm để nhận biết mối quan hệ đó. ( 2đ)
 ( Chú ý: học sinh không được chọn mối quan hệ khác ngoài các mối quan hệ đề bài cho)
a- Chim dòng dọc thường làm tổ trên các ngọn cây cao. (quan hệ giữa chim và cây)
b-Vi khuẩn cố định đạm trong không khí sống trong rễ cây đậu phọng (lạc) cung cấp chất đạm cho cây đậu ( quan hệ giữa vi khuẩn và đậu phọng)
c-Con đỉa sống trong ao, mương nước ngọt thường hay bám vào loài trâu để hút máu ( quan hệ giữa đỉa và trâu).
d-Người ta thấy rằng khi số lượng loài sói tăng thì số lượng thỏ lại giảm; ngược lại khi số lượng sói giảm thì loài thỏ lại tăng nhanh. (quan hệ sói và thỏ). 
Quan hệ chim và cây: Hội sinh – chỉ một bên có lợi
Quan hệ vi khuẩn và đậu: Cộng sinh – hai bên đều có lợi
Quan hệ đĩa và trâu: Kí sinh - sống nhờ trên cơ thể
Quan hệ sói và thỏ: Cạnh tranh – loài này kìm hãm loài kia.
 Mỗi ý 0.5 điểm x 4 ý
 Chú ý: nếu học sinh nêu sai mối quan hệ hay đặc điểm đều không được điểm.
5-Hãy nêu những ảnh hưởng có hại và có lợi đến môi trường trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp. ( 2 đ)
a-Xã hội nông nghiệp:
	-Có hại: chặt phá và đốt rừng, làm suy giảm độ màu mỡ của đất.
	-Có lợi: tích lũy nhiều cây giống, con giống, hình thành hệ sinh thái mới (trồng trọt)
b-Xã hội công nghiệp:
	-Có hại: phá rừng nhiều, đô thị hóa, công nghiệp hóa làm ô nhiễm môi trường
	-Có lợi: cải tạo môi trường, thuốc bảo vệ thực vật chống sâu bệnh, lai tạo nhiều cây con mới.
 Mỗi ý 0.5 điểm x 4 ý.

File đính kèm:

  • docDe dap an Sinh 9 HKII 2012 2013 Q Tan Binh.doc
Đề thi liên quan