Đề kiểm tra học kỳ II môn:ngữ văn - Khối 8. Thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn:ngữ văn - Khối 8. Thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 	MÔN:NGỮ VĂN - K.8. 
	 	 Thời gian: 90 phút.
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
	Có đoạn thơ:
	... Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
	Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
	Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
	Ta lại ngắm giang sơn ta đổi mới?
	Đâu những bình minh cây xanh nắng gội;
	Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
	Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
	Ta đợi chét mãnh mặt trời gay gắt
	Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
	- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đoạn thơ trích từ bài thơ nào, tác giả là ai?
A. Vũ Đình Liên - Ông Đồ; 	B.Tố Hữu - Khi con tu hú;
C. Tế Hanh - Quê hương; 	D. Thế Lữ - Nhớ rừng
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật; 	B. Thơ mới tám chữ;
C. Lục bát; 	D. Song thất lục bát.
Câu 3. Trong đoạn thơ trfeen có:
A. Một từ tượng thanh, hai từ tượng hình;	B. Một từ tượng hình, hai từ tượng thanh;
C. Một từ tượng thanh, một từ tượng hình;	D. Không có từ tượng thanh, từ tượng hình nào.
Câu 4. Trong đoạn thơ trên có mấy câu Trần thuật?
A. Một câu; 	B. Hai câu;	C. Ba câu; 	D. Không có câu nào.
Câu 5. Câu:Than ôi! thuộc loại câu nào?
A. Câu nghi vấn; 	B. Câu rút gọn;	C. Câu cảm thán; 	D. Câu đặc biệt.
 Câu 6. Đoạn thơ trên:
A. Tả cảnh thiên nhiên; 	B. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi;
C. Tả cảnh thiên nhiên thay đổi để tả tâm trạng nhân vật trữ tình.
D, tả cảnh thiên nhiên thay đổi trong nỗi nhớ quá khứ tự do oai hùng của Chúa sơn 	lâm.
Câu 7. Bài thơ nhớ rừng ra đời trong giai đoạn:
A. Giai đoạn 1945-1954; 	B. Giai đoạn 1954-1975;	C. Gai đoạn 1930-1945; D.Cả A, B và C đều sai.
Câu 8. Cách gieo vần chủ yếu trong đoạn thơ là loại vần gì?
A. Vần chân, vần lưng; 	B. Vần chân, vần trắc;	
C. Vần chân, vần bằng, vần liền; 	D. Vần chân, vần lưng, vần trắc
Câu 9. Biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc nhất trong đoạn tơ?
A. Nhân hóa;	 B. Hoán dụ;	C. Điệp ngữ; 	D. Ẩn dụ.
Câu 10. Giữa hai bài thơ nhớ rừng và Quê hương có sự giống nhau nào?
A. Thơ lãng mạn giai đoạn 1930-1945;	B. Vần gieo chủ yếu: vần chân, vần liền;
C. Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình;	D. Cả a, B, D.
II. TỰ LUẬN ( 7đ )
Câu 1. chép nguyên văn văn bản: " Khi con tu hú " của Tố Hữu. ( 2đ )
Câu 2. Ích lợi của việc đọc sách.( 5 đ )
Hết



































ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm ( 3đ ) Mỗi câu đúng (0.3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
D
B
A
D
C
D
C
C
C
D
II. Tự luận ( 7đ)
Câu 1. Chép lại bài thơ một cách chính xác ( 2đ ), sai một lỗi chính tả trừ (0.25đ)
Câu 2. 
	* Yêu cầu:
	- Hình thức: + Đảm bảo bố cục
	+ Trình bày sạch, đẹp
	- Nội dung: 	+ Đúng thể loại ( nghi luận )
	+ Nêu được dẫn chứng làm sáng tỏ luạn điểm.
	. Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.
	. Sách giúp ta mở mang trí tuệ hiểu biết, sách đưa ta qua thời gian 	tìm về với những biến cố lịch sử, sách văn học đưa ta vào thế giới 	của những tâm hồn người đủ các thời đại, sách đem lại những phút 	giây thư giản ...
	+ Văn phong ngắn gọn, trong sáng.
	+ Diễn đạt mạch lạc.
* Biểu điểm:
	- Điểm 5: Trình bày tốt yêu cầu, sai không quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 4.: Trình bày đảm bảo yêu cầu, sai không quá 5 lỗi chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 3: Trình bày tương đối yêu cầu, sai không quá 7 lối chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 1-2 : Chưa đảm bảo yêu cầu, sai không quá 7 lỗi chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 0: Lạc đề, hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docNV-8-.doc