Đề kiểm tra học kỳ II (năm 2006 – 2007) môn Vật lý lớp 6 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II (năm 2006 – 2007) môn Vật lý lớp 6 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Điểm
Họ tên HS: 
Lớp: 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (2006 – 2007)
	 MÔN VẬT LÝ LỚP 6
 	 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (15 phút – 4 điểm)
I. Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu:
Câu 1: Khi làm lạnh một khối nước từ 800C xuống 200C thì:
Khối lượng của nước giảm, khối lượng riêng của nước tăng.
Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng.
Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm.
Khối lượng của nước tăng, khối lượng riêng của nước không đổi.
Câu 2: Các câu nói về sự nở vì nhiệt của khí ôxi, khí hiđrô, khí nitơ sau đây, câu nào đúng?
Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất.
Hiđrô nở vì nhiệt nhiều nhất.
Nitơ nở vì nhiệt nhiều nhất.
Cả 3 chất đều nở vì nhiệt như nhau.
Câu 3: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
Vì không thể hàn hai thanh ray được.
Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 4: Nước, nước đá, hơi nước có chung đặc điểm nào?
Cùng một thể tích.
Cùng một loại chất.
Cùng một khối lượng riêng.
Không có chung đặc điểm nào.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy?
Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ của vật tiếp tục tăng.
Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi.
Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy ngừng lại.
Câu 6: Ở nhiệt độ trong phòng, chất nào sau đây chỉ tồn tại ở thể hơi?
Nước.
Thuỷ ngân.
Nhôm.
Ôxi. 
II. Điền chữ đúng(Đ) hoặc sai(S) vào các câu sau:
Băng kép được dùng trong bàn là để đóng – ngắt tự động mạch điện.
Băng phiến nóng chảy ở 1000C. 
Các tấm lợp bằng tôn có dạng lượn sóng để dể co dãn vì nhiệt 
Ở nhiệt độ dưới 00C, nước tồn tại ở thể lỏng.
B.TỰ LUẬN: (30phút - 6 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) So sánh sự giống và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?
Bài 2: (1 điểm) Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bài 3: (1,5 điểm) Tại sao những bình đựng xăng, dầu thường được đậy nút rất kín. 
Bài 4: (2 điểm) Tính xem 800C, 250C ứng với bao nhiêu độ F (0F) ? 
ĐÁP ÁN:
A.TRẮC NGHIỆM:
Phần I: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: b Câu 2: d Câu 3: c Câu 4: b Câu 5: a Câu 6: d
Phần II: Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm
 Đ – S – Đ – S 
B.TỰ LUẬN:	
Bài 1: (1,5 điểm)
Giống nhau: Cả hai chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Khác nhau:
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn chất khí thì ngược lại, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Bài 2: (1điểm)
-Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
-Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Bài 3: (1,5điểm)
Xăng, dầu là những chất rất dễ bay hơi dù mặt thoáng rất nhỏ. Những bình đựng xăng, dầu thường được đậy nút rất kín để tránh sự bay hơi làm hao hụt xăng, dầu.
Bài 4: (2điểm)
800C = 00C + 800C
 = 320F + (80 x 1,8)0F
 = 1760F
250C = 00C + 150C
 = 320F + (25 x 1,8)0F
 = 770F
	GV soạn
	 LÊ HỮU BÌNH

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 2 li 6(1).doc
Đề thi liên quan