Đề kiểm tra học kỳ II – Năm 2008 - 2009 môn Vật lý lớp 6

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – Năm 2008 - 2009 môn Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – 2008-2009
MÔN VẬT LÝ - LỚP 6
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
TRẮC NGHIỆM (5 điểm – Thời gian làm bài: 20 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Một vật nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại, khi đó khối lượng của vật:
a. Không thay đổi
c. Giảm khi nhiệt độ giảm
b. Tăng khi nhiệt độ tăng
d. Cả câu b và c đều đúng
Câu 2: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:
a. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt
c. Không khí tràn vào bóng
b. Nước nóng tràn vào bóng
d. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra
Câu 3: Chọn hai thanh kim loại có độ giãn nở vì nhiệt khác nhau làm băng kép. Khi hơ nóng băng kép sẽ:
Luôn cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt lớn hơn
Luôn cong về phía thanh có độ giãn nở vì nhiệt nhỏ hơn
Tùy thuộc về nhiệt độ cong về các phía khác nhau
Băng kép vẫn thẳng nhưng dài hơn ban đầu
Câu 4: 500C tương ứng với bao nhiêu độ Farenhai (0F) ?
a. 1220F
b. 820F
c. 900F
d. 1060F
Câu 5: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy
Sương đọng trên lá
Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô
Đun nước đã được đổ đầy ấm, sau một thời gian có nước tràn ra ngoài
Cục nước đá lấy từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian thì thành nước
Câu 6: Những quá trình chuyển thế nào của đồng được sử dụng trong việc đúc đồng?
a. Nóng chảy và bay hơi
c. Nóng chảy và đông đặc
b. Bay hơi và đông đặc
d. Bay hơi và ngưng tụ
Câu 7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
a. 1000C
b. 420C
c. 370C
d. 200C
Câu 8: Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Tại sao?
a. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại
c. Vì hơi nước trong không khí ngưng tụ trên thành cốc
b. Vì nước trong cốc ngấm ra ngoài
d. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng?
a. Sắt, đồng, nhôm
b. Đồng, nhôm, sắt
c. Sắt , nhôm, đồng
d. Nhôm, đồng, sắt
Câu 10: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
a. Nhiệt độ
c. Diện tích mặt thoáng
b. Gió
d. Cả ba yếu tố trên
PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm – 25 phút)
90
80
70
60
50
0
2
6
8
10
Thời gian (phút)
Câu 1: (2 điểm) Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Đem nhúng cả quả cầu và vòng trong vào chậu nước nóng, có lấy được quả cầu sắt ra khỏi vòng tròn nhôm không? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm) Hình sau vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng 
một chất rắn. Dùng đường biểu diễn đó trả lời các câu hỏi sau:
Chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào?
Quá trình nóng chảy diễn ra bao lâu?
Để đưa chất rắn từ 700C đến nhiệt độ nóng chảy 
cần bao nhiều thời gian.
d. Từ phút thứ 7 đến phút thứ 10 chất rắn ban đầu tồn tại ở thể nào?
HƯỚNG DẪN GIẢI:
TRẮC NGHIỆM (5 điểm – Thời gian làm bài: 20 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
B
A
D
C
B
C
D
D
PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm – 25 phút)
90
80
70
60
50
0
2
6
8
10
Thời gian (phút)
Câu 1: (2 điểm) Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Đem nhúng cả quả cầu và vòng trong vào chậu nước nóng, có lấy được quả cầu sắt ra khỏi vòng tròn nhôm không? Vì sao?
Sau khi nhúng cả quả cầu và vòng sắt vào chậu nước nóng, có thể lấy được quả cầu ra khỏi vòng sắt. Vì nhôm có độ giản nở vì nhiệt lớn hơn sắt.
2. a) Chất rắn nóng chảy ở 800C.
 b) Quá trình nóng chảy diễn ra trong:
 6 – 2 = 4(Phút)
c) Để đưa chất rắn từ 700C đến nhiệt độ nóng chảy cần: 2 – 0 = 2 (Phút)
d) Từ phút thứ 7 đến phút thứ 10 chất rắn ban đầu tồn tại ở thể lỏng.

File đính kèm:

  • docDE THI HKII VAT LY 6 CO DAP AN -2008-2009.doc