Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2006 - 2007 môn Vật lý lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2006 - 2007 môn Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 06-07 MÔN VẬT LÝ LỚP 6 THỜI GIAN 45 Ph (không kể phát đề) I/ Chọn một ý hợp lý nhất trong mỗi câu sau: (4đ)( Ghi tên câu, tên 1 ý em chọn vào bài làm – Ví dụ: “1c”) Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn: Thể tích của vật tăng. Khối lượng của vật tăng. Khối lượng của vật giảm. Thể tích của vật giảm. Khi nấu nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì: Khi nóng, khối lượng nước tăng lên nên sẽ tràn ra ngoài. Khi nóng, trọng lượng nước tăng lên nên nước sẽ tràn ra ngoài. Khi nóng, thể tích nước tăng lên nên nước sẽ tràn ra ngoài. Khi nóng, khối lượng riêng nước tăng lên nên nước sẽ tràn ra ngoài. Quả bóng bàn bị bẹp, nếu bỏ vào chậu nước nóng, thì : Vỏ bóng bị nóng mềm đi và bóng tròn trở lại. Không khí trong quả bóng bị nóng,nở ra nên bóng tròn trở lại. Vỏ bóng bị nóng, nở ra nên bóng tròn trở lại. Hơi nước nóng vào bóng nên bóng tròn trở lại. Khi áp tay vào bình cầu bằng thuỷ tinh thì giọt nước màu trong ống thuỷ tinh sẽ di chuyển ra phía ngoài vì: Thuỷ tinh bị nóng nên đẩy giọt nước ra ngoài. Khi tay áp vào bình, thì bình bị ép nên co lại, đẩy giọt nước ra ngoài. Gió làm giọt nước bị hút ra ngoài. Không khí trong bình bị tay ta làm nóng, nở ra, nên đẩy giọt nước ra ngoài. Những vật hoặc sự việc sau đây liên quan đến ứng dụng của sự nở vì nhiệt: Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. Mặt phẳng nghiêng, nhiệt kế, băng kép. Khe hở giữa các thanh đường ray, ròng rọc, đòn bẩy. Nhiệt kế, băng kép, các con lăn dưới đầu cầu. Đa số các chất đều: Đông đặc ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiệt độ nóng chảy. Thay đổi nhiệt độ trong khi nóng chảy. Nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ nóng chảy. Thay đổi nhiệt độ trong khi đông đặc. Khi ủi quần áo còn ướt nó sẽ mau khô hơn. Đó là vì: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng. Bàn ủi sẽ hút nước trong quần áo. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: Sự nóng chảy của sáp khi đốt đèn cầy. Sự tạo thành những giọt sương trên lá cây vào buổi sáng . Sự tạo thành giọt nước bám dưới nắp vung của nồi cơm sau khi nấu. Sự tạo thành mây trên bầu trời. II/ Điền vào chỗ trống bằng những cụm từ hợp lý(2đ):(Ghi tên câu và từ cần điền vào bài làm- Ví dụ: “9. khác nhau”) Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt Chất rắn nở vì nhiệt . chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ..chất khí. Nước đông đặc ở 00C thì nóng chảy ở . . .. .. độC. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể sang thể lỏng. Sự đông đặc là sự chuyển từ thể sang thể .. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể sang thể khí (hơi). Sắt nóng chảy ở 13000C, nên đến 20000C, sắt ở thể Thuỷ ngân nóng chảy ở -390C và sôi ở 3570C, nên đến 1000C, thuỷ ngân ở thể .. III/ Trả lời các câu hỏi sau: (6đ) (Ghi phần trả lời vào bài làm) Sự ngưng tụ là gì? (1đ) Nêu một điểm khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi.(1đ) Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn khi được đun nóng: Thời gian (ph) 0 2 4 6 8 10 12 Nhiệt độ (0C) 20 40 60 80 80 80 100 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian (trục nằm ngang là trục thời gian).(2đ) Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất này từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.(1đ) Phút thứ 3 chất này ở thể gì?(0,5đ) Chất này là chất gì?(0,5đ) ---côd---
File đính kèm:
- DE KIEM TRA HOC KY II 2.doc