Đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2007 – 2008

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – năm học 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn : NGỮ VĂN 	Lớp : 7
Thời gian : 90 phút ( không tính thời gian phát đề )
Ngày kiểm tra : ……………………………………
-----šœ›-----

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 3 điểm )

	Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất :
	“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
	Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứnh tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triêu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng “

	1. Phần văn bản trên được trích từ văn bản :
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
B. Tinh thần yêu nước của dân ta.
C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
D. Lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.
	2. Tác giả của phần văn bản trên là :
A. Đặng Thai Mai	B. Phạm Văn Đồng	C. Hồ Chí Minh	D. Hoài Thanh
	3. Phương thức biểu đạt chính của phần văn bản trên là :
A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Tự sự	D. Nghị luận
	4. Vấn đề chính được nêu lên trong phần văn bản trên là :
A. Lòng căm thù quân giặc xâm lược của nhân dân ta.
B. Những trang lịch sử hào hùng của dân tộc.
C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truềyn thống quí báu của ta.
D. Cả A và B.
	5. Đoạn văn “ Dân ta có ……. lũ cướp nước “ sử dụng phép lập luận :
A. Tương đồng	B. Tương phản, đối lập	C. Tổng – phân – hợp 	D. Nhân - quả
	6. Có ý kiến cho rằng : hình ảnh so sánh được sử dụng trong phần văn bản trên làm người đọc hình dung cụ thể và sinh động về sức mạnh của tinh thần yêu nước. Nói như thế là :
	A. Đúng	B. Sai
	7. Câu : “Đó là truyền thống quí báu của ta “ là :
A. Câu rút gọn	C. Câu đặc biệt	
B. Câu đơn hai thành phần	D. Không phải 3 kiểu câu trên.
	8. Trong câu : “ Từ xưa đến nay, mỗi khi … lũ cướp nước “, trạng ngữ “ Từ xưa đến nay “được thêm vào trong câu để :
A. Xác định thời gian	C. Nêu nguyên nhân	
B. Xác định nơi chốn	D. Nêu mục đích.
	9. “ Lịch sử ta … dân tộc anh hùng “.Đoạn văn này nêu lên luận điểm :
A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
B. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
C. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang.
D. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
	10. Đoạn văn nêu ở câu số ( 9 ) có sử dụng :
A. 1 phép liệt kê	B. 2 phép liệt kê	C. 3 phép liệt kê	D. 4 phép liệt kê
	11. Phép liệt kê sử dụng trong đoạn văn nêu ở câu số ( 9 ) thuộc kiểu :
A. Liệt kê theo cặp	C. Liệt kê theo tăng tiến
B. Liệt kê không theo cặp	D. Liệt kê không tăng tiến	E. Cả B và D
	12. Dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn văn trên là dùng để :
A. Tỏ ý có nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dỡ, ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A và B.

II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
	Hãy giải thích câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công “























ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN : NGỮ VĂN 7
---0O0---

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm )
	1A, 2C, 3D, 4C, 5D, 6A, 7B, 8A, 9B, 10A, 11E, 12A.

II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm )

	A. Đáp án :
	1/ Yêu cầu chung : Học sinh cần :
Học sinh làm đúng kiểu bài : Nghị luận giải thích.
Xác định đúng vấn đề cần giải thích : giá trị của việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
Xây dựng bố cục hoàn chỉnh, thực hiện đúng yêu cầu từng phần.
Biết vận dụng phương pháp lập luận phù hợp, chặt chẽ. Sử dụng lí lẽ có tính thuyết phục cao, dẫn chứng cụ thể.
Diễn đạt tốt, mạch lạc.
2/ Yêu cầu cụ thể : Phải đảm bảo các nội dung chính theo dàn bài sau :
Mở bài :
Nêu vấn đề : Giá trị của việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
Trích đề : Câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công “
Định hướng giải thích : Câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào ? ( Khuyên ta chớ nên nản chí khi gặp thất bại trong cuộc sống ).
Thân bài :
a/ Nội dung câu tục ngữ :
Giải thích từ “ thất bại “ và “ thành công “
Thất bại là : không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công.
Giải thích từ “ mẹ “ :
Mẹ : là người sinh ra ta ® không có mẹ thì không có ta.
Þ Không có thất bại thì không thể có thành công. Hay nói cách khác : những thành công mà ta đạt được đều phải trãi qua sự vấp ngã, thất bại, khó khăn.
Þ Câu tục ngữ khuyên ta không nên nản lòng mỗi khi thất bại.
	b/ Giải thích cơ sở chân lí của câu tục ngữ “ Tại sao thất bại lại có thể là mẹ thành công “ ?
	Thất bại là mẹ thành công vì sau mỗi lần gặp thất bại mỗi người đều phải tự tìm hiểu nguyên nhân vì sao thất bại để có thể khắc phục cho lần thực hiện sau này.
	Để đạt đến thành công thì những vấp váp đầu tiên là điều tất yếu ® thất bại có trước thành công.
Þ Thất bại mới có kinh nghiệm, mới đạt đến thành công. Có thất bại mới có thành công.
	c/ Từ đó ta phải nghĩ thế nào và phải làm gì khi thất bại ?
Không nản lòng, yếu chí khi gặp thất bại.
Cần phải lạc quan coi đó là một bài học quí báu để sau này làm việc thận trọng hơn.
Phải chuẩn bị tốt hơn, chu đáo hơn cho lần thực hiện sau.
Tìm cách vượt qua khó khăn, thử thách và quyết tâm đạt đến thành công.
Kết bài :
Nêu giá trị kinh nghiệm đối với đời sống thực tiễn và không nên nản chí khi gặp khó khăn, trở ngại, thất bại trên đường đời.
Liên hệ bản thân : không bi quan, chán nản khi gặp việc khó.

B. Biểu điểm :
	Điểm 7 : 	Bài làm tốt các yêu cầu trên
	Văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh.
	Lỗi sai về từ, câu, chính tả không đáng kể.
	Điểm 6 :	Bài làm khá tốt các yêu cầu trên
	Văn mạch lạc có tính thuyết phục.
	Đủ ý.
	Còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, câu ( nhưng không nhiều )
	Điểm 5 : 	Bài làm đạt yêu cầu khá.
	Diễn đạt đủ ý tuy lập luận có chỗ còn chưa chặt chẽ lắm.
	Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu.
	Điểm 3-4 :	Bài đủ ý cơ bản nhưng chưa sinh động.
	Hành văn đôi chỗ còn vụng.
	Còn mắc nhiều lỗi về từ, câu, chính tả.
	Điểm 1-2 :	Bài làm không hoàn chỉnh 3 phần hoặc còn sơ sài.
	Diễn đạt yếu.
	Còn thiếu một số ý.
	Mắc nhiều lỗi về chính tả, câu, từ.
	Còn sa vào chứng minh.
	Chưa giải thích rõ vấn đề.
	Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docDe 9.doc
Đề thi liên quan