Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học : 2007-2008 môn: Công nghệ 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học : 2007-2008 môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và tên : Năm học : 2007-2008 Lớp : MÔN : CÔNG NGHỆ 8 Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê của giáo viên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm) * Học sinh hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Chọn cách xử lí an toàn nhất trong tình huống nạn nhân tay ướt chạm vào nồi cơm điện bị rò điện A. Dùng tay kéo nạn nhân ra. B. Rút phích cắm điện hoặc (nắp cầu chì; ngắt aptomat). C. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra. D. Gọi người khác đến cứu. Câu 2: Dây đốt nóng thường làm bằng kim loại: A. Sắt. B. Đồng . C. Nhôm. D. Hợp kim Niken –crom. Câu 3: Đèn huỳnh quang tiêu thụ và biến đổi điện năng thành năng lượng nào? A. Nhiệt năng. B. Quang năng . C. Cơ năng. D. Cả 3 ý A,B,C. Câu 4: Năng lượng đầu ra của bàn là điện là gì? A. Điện năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Cơ năng. Câu 5: Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng Niken-Crôm vào khoảng bao nhiêu? A. 750oC – 800oC. B. 650oC – 750oC. C. 850oC – 950oC. D. 1000oC – 1100oC. Câu 6: Vỏ bàn là gồm những bộ phận chính nào? A. Đế và dây đốt nóng. B. Đế và rơle nhiệt. C. Nắp và dây đốt nóng. D. Đế và nắp. Câu 7: Điện năng của động cơ điện tiêu thụ được biến đổi thành năng lượng gì ? A. Nhiệt năng. B. Cơ năng. C. Quang năng. D. Điện năng. Câu 8: Máy biến áp cuộn sơ cấp có N1 vòng, cuộn thứ cấp có N2 vòng , máy biến áp được gọi là máy biến áp tăng áp khi nào? A. N1 > N2. B. N1 N2. Câu 9: Máy biến áp một pha gồm các bộ phận chính nào? A. Stato và rôto. B. Lõi thép và dây quấn. C. Động cơ điện và cánh quạt. D.Động cơ điện và phần bơm. Câu 10: Để chế tạo nam châm điện của máy biến áp, quạt điện người ta cần có những vật liệu kĩ thuật điện gì? A. Đồng. B. Lõi thép . C. Dây quấn làm bằng dây điện từ D. Cả 2 ý B,C. Câu 11: Đèn sợi đốt có đặc tính: A.Tiết kiệm điện năng. B.Phát sáng liên tục. C. Tuổi thọ cao. D. Cả 3ý A;B;C Câu 12: Trên bóng đèn sợi đốt có ghi: 220V – 100W cho biết điều gì? A. Công suất định mức và cường độ dòng điện định mức. B. Điện áp định mức và công suất định mức. C. Điện áp định mức và cường độ dòng điện định mức. D. Điện áp định mức và dung tích soong. II. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm) Câu 1: (2điểm) Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào? Câu 2: (2điểm) Để được một máy biến áp với cuộn sơ cấp có hiệu điện thế 220vôn, số vòng dây quấn 660vòng và cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là12vôn. Tính số vòng dây quấn của cuộn thứ cấp? Câu 3: (3điểm) Trong một ngày nhà bạn An có sử dụng đồ dùng điện theo bản sau: STT Tên đồ dùng điện Công suất điện Số lượng Thời gian sử dụng trong một ngày Tiêu thụ điện năng trong ngày 1 Đèn compac 15W 2 3h 2 Đèn ống huỳnh quang và chấn lưu 45W 2 4h 3 Quạt bàn 65W 2 4h 4 Tivi 70W 1 6h 5 Nồi cơm điện 630W 1 2h 6 Bơm nước 250W 1 0.5h Tính điện năng tiêu thụ trong một ngày? Trong một tháng 30 ngày? BÀI LÀM ĐÁP ÁN (Đề 1) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm) *Mỗi câu trả lời đúng 0.25điểm 1B; 2D; 3B; 4.C; 5.D; 6.D 7.B; 8.B; 9.B; 10.B; 11.B; 12.B II. PHẦN TỰ LUẬN( 7điểm) Câu 1: (2điểm) +Sơ đồ nguyên lí mạch điện chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí và cách lắp đặt của chúng trong thực tế. (0,75đ) +Sơ đồ lắp đặt mạch điện biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặtcác phần tử trong mạch điện. (0,75đ) +điểm khác nhau là:từ một Sơ đồ nguyên lí mạch điện có thể có một số sơ đồ lắp đặt thể hiện những vị trí lắp đặt khác nhau của các phần tử trong mạch điện. (0,5đ) Câu 2: (2điểm) Số vòng dây quấn của cuộn thứ cấp là : Ta có : 0,5đ 0,5đ 1đ Câu 3: (3điểm) STT Tên đồ dùng điện Công suất điện Số lượng Thời gian sử dụng trong một ngày Tiêu thụ điện năng trong ngày 1 Đèn compac 15W 2 3h 90 Wh (025đ) 2 Đèn ống huỳnh quang và chấn lưu 45W 2 4h 360 Wh (025đ) 3 Quạt bàn 65W 2 4h 520 Wh (025đ) 4 Tivi 70W 1 6h 420 Wh (025đ) 5 Nồi cơm điện 630W 1 2h 1260 Wh (025đ) 6 Bơm nước 250W 1 0.5h 125 Wh (025đ) (0,75điểm) +Điện năng tiêu thụ trong một ngày là: 90 Wh+360 Wh+520 Wh+420 Wh+1260 Wh+125 Wh = 2775Wh (0,75 điểm) + Điện năng tiêu thụ trong một tháng 30 ngày là: 2775Wh . 30 (ngày) = 83250 (wh) = 83.250(kwh)
File đính kèm:
- cong nhe 8 hoc II.doc