Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 môn : ngữ văn - k10 - 15 số 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 môn : ngữ văn - k10 - 15 số 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT Nguyễn trãi
----------------------------
Đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007-2008
 MÔN : ngữ văn - k10 - 15’ số 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 819
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được sáng tác vào thời điểm nào?
 A. Sau cuộc kháng chiến chống quân Ngô thắng lợi.
 B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
 C. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi.
 D. Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi.
2. “Hai vị thánh quân” được nói đến trong “Bặch Đằng giang phú’’là:
 A. Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn.	 B. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.
 C. Trần Quốc Tuấn và Trần Nhân Tông.	 D. Trần Thánh Tông và Trần Quốc Tuấn.
3. Phương pháp thuyết minh nào sau đây chưa học ở THCS?
 A. Liệt kê.	 B. Nêu địng nghĩa.
 C. Dùng số liệu	 D. Giảng giảinguyên nhân – két quả
4. Dòng nào sau đây nêu đúng năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?
 A. 1382-1442	 B. 1378-1440	 C. 1380-1442	 D. 1382-1440
5. Tâm trạng,cảm xúc của “khách’’trước khung cảnh sông Bặch Đằng là tâm trạng thế nào?
 A. Phấn khởi, tự hào lẫn buồn thương, nuối tiếc	 B. Buồn thương, nuối tiếc.
 C. Phấn khởi, tự hào.	 D. Mơ hồ khó hiểu.
6. Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?
 A. Ca ngợi sự vật,hiện tượng.	 B. Nói thật rõ về sự vật,hiện tượng.
 C. Bình luận về sự vật,hiện tượng.	 D. Kể về sự vật,hiện tượng.
7. Nguyễn Trãi thừa lệnh ai để viết Đại cáo bình Ngô?
 A. Lê Lợi	 B. Lê Thánh Tông	 C. Lê Thái Tổ	 D. Lê Thái Tông
8. Dòng nào sau đây không đúng với đặc trưng của bài tựa?
 A. Viết bằng văn xuôi, do tác giả hoặc người được tác giả mời viết
 B. Có tính chất thuyết minh, thường kết hợp nghị luận và tự sự , đôi khi giàu sắc thái trữ tình.
 C. Nêu quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách ( lí do, phương pháp, đặc điểm), nhất là quan niệm văn chương.
 D. Có thể đặt ở đầu hay cuối sách
9. Sông Bặch Đằng vì sao mà nổi tiếng?
 A. Vì cảnh quan hùng vĩ và là nơi ghi dấu chiến công trong lịch sử nước ta.
 B. Vì đó là nơi ghi dấu chiến công của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên.
 C. Vì đây là khúc sông đổ ra biển, rất hiểm trở, lợi hại về mặt thủy chiến.
 D. Vì đây là khúc sông hiểm trở.
10. Nhân vật “khách”hiện lên trong đoạn đầu bài phú sông Bặch Đằng mang cốt cách của:
 A. Một kẻ giang hồ lãng tử muốn rũ bỏ mọi vướng bận với cuộc đời.
 B. Một người thích du ngoạn khắp nơi để thỏa mãn tráng chí của mình.
 C. Một kẻ ẩn dật,tìm đến thiên nhiên để xa lánh cuộc đời.
 D. Một người chuyên đi tìm kiếm vẻ đẹp của một thời đã qua.
11. Câu nói của Trần Thủ Độ NgươI vì có công chúa xin cho dược làm câu đương,không ví như người câu đương khác được,phải chặt một ngón chân để phân biệt có thể suy ra :một người muốn làm câu đương phảI thỏa mãn điều kiện nào?
 A. Có thực tế	 B. Có thực chất	 C. Có thực lực	 D. Có thực tài
12. Câu nói Xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi chứng tỏ Yết Kiêu và Giã Tượng luôn ghi nhớ quan niệm gì?
 A. Làm việc tốt không phải để chờ ân thưởng.
 B. Người trung hiếu không tính toán thiệt hơn.
 C. Hễ thấy việc trung nghĩa thì phải làm.
 D. Đất nước thái bình thì ai ai cũng được hưởng hạnh phúc.
13. Thể văn nào sau đây rất gần gũi với thể cáo mà Nguyễn TrãI đã dùng trong Đại cáo bình Ngô?
 A. Phú	 B. Chiếu	 C. Biểu	 D. Lục
14. Vì sao Trần Quốc Tuấn khi nghe những lời giối giăng của cha thì giấu kín trong lòng ,chỉ đến khi vận nước ở trong tay,ông mới đem lời cha dặn nói với gia nô là Giã Tượng và Yết Kiêu?
 A. Vì muốn thử lòng mình và muốn làm vơi đi một chuyện không vui. 
 B. Vì muốn nghiệm lại chủ kiến của mình và tìm thêm người chia sẻ.
 C. Vì muốn thử lòng các gia nô dưới quyền mình.
 D. Vì muốn vững tin hơn vào điều mình không cho là phải.
15. Khi nghe người hặc tố cáo Trần Thủ Độ ,vua lập tức hạ lệnh xa giá đến nhà Thủ Độ và đem cả người hặc đó đi theo.Vua đem lời của người hặc nói tất cả cho Thủ Độ biết.Làm như thế thực ra nhà vua muốn gì?
 A. Muốn trước mặt vua, hai người đối chất với nhau để kiểm tra,thử thách lòng trung của Thủ Độ.
 B. Muốn trước mặt vua,hai người đối chất với nhau cho sự thật được minh bạch.
 C. Muốn trước mặt vua,hai người đối chất với nhau để răn đe người hặc.
 D. Muốn trước mặt vua,hai người đối chất với nhau để răn đe Thủ Độ.
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra(1).doc
Đề thi liên quan