Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn : Ngữ Văn - Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trãi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn : Ngữ Văn - Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT Nguyễn trãi
----------------------------
đề Kiểm tra học kỳ ii năm học 2007 - 2008
 MÔN : ngữ văn - khối 10
Thời gian làm bài: 60 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 803
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Trong thơ văn Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là áng: “Thiên cổ hùng văn” ?
 A. Quân trung từ mệnh tập	 B. Dư địa chí	 C. Lam Sơn thực lục	 D. Bình ngô đại cáo
2. Nguyễn Trãi thừa lệnh của ai để viết bài: “Bình Ngô đại cáo” ?
 A. Lê Thái Tổ	 B. Nguyễn Huệ	 C. Lý Thái Tổ	 D. Trần Nguyễn Hãn
3. Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì ?
 A. Sinh động	 B. Hấp dẫn	 C. Khách quan	 D. Chuẩn xác
4. “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là tác phẩm ra đời vào thế kỷ nào ?
 A. XVI	 B. XIV	 C. XV	 D. XIII
5. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ có ý nghĩa gì ?
 A. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền
 B. Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
 C. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
 D. Tập sách ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
6. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn (nhân vật trong “Truyện chức phán sự ở đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ) là hành động trừ hại cho dân ?
 A. Chống lại Diêm Vương.
 B. Đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc ngoại xâm.
 C. Đánh bọn quỷ Dạ xoa.
 D. Cả A, B, C đều sai.
7. Đặc sắc về nghệ thuật của “Truyện chức phán sự ở đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ là:
 A. Cốt truyện rõ ràng, xen các yếu tố kỳ ảo, hoang đường.
 B. Cốt truyện rõ ràng, giọng văn lôi cuốn.
 C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
 D. Truyện xây dựng giàu kịch tính, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
8. Tác phẩm nào bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ?
 A. Đoạn trường tân thanh	 B. Bắc hành tạp lục	 C. Thanh hiên thi tập	 D. Nam trung tạp ngâm
9. Cảm hứng chủ đạo trong “Truyện Kiều” của nhà thơ Nguyễn Du là gì?
 A. Giấc mơ công lý.	 B. Thân phận con người
 C. Lên án thế lực hữu hình trà đạp lên con người.	 D. Lên án thế lực đồng tiền.
10. Nguyễn Du Là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam vào giai đoạn nào ?
 A. Nửa cuối thế kỉ XVIII	 B. Nửa đầu thế kỉ XIX.
 C. Thế kỉ XVIII	 D. Nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
11. Đoạn trích “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ gì ?
 A. Trường đoản cú	 B. Song thất lục bát	 C. Lục bát	 D. Lục bát biến thể
12. Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu thơ sau:
 “Cậy em, em có ......
 Ngô lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
 A. Chịu lời	 B. Nhận lời	 C. Trao lời	 D. Vâng lời
13. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Trao duyên” là:
 A. Tả cảnh	 B. Tả cảnh ngụ tình
 C. Miêu tả nội tâm nhân vật	 D. Tả tình
14. Đoạn trích “Trao duyên” (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du) thể hiện nội dung cơ bản gì?
 A. Bi kịch tình cảm đau thương của nàng Kiều khi phải chia tay với chàng Kim.
 B. Lên án xã hội phong kiến trà đạp, vùi dập con người
 C. Lên án xã hội đồng tiền biến con người thành hàng hoá.
 D. Bênh vực người lao động lương thiện
15. Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình” (Nguyễn Du) ?
 A. Sự đau khổ của Kiều sau khi trao duyên cho em.
 B. ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá
 C. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
 D. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
16. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể loại nào ?
 A. Thơ tự sự	 B. Tuỳ bút	 C. Thơ trữ tình	 D. Truyện thơ
17. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào ?
 A. Trường đoản cú	 B. Thất ngôn bát cú Đường luật
 C. Thất ngô tứ tuyệt Đường luật	 D. Song thất lục bát
18. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm là tiếng nói:
 A. Những tâm sự và nỗi niềm của nhà thơ vê fngười phụ nữ trong xã hội cũ.
 B. Nỗi khổ đau của người phụ nữ khi xa chồng.
 C. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa
 D. Lên án chiến tranh phi nghĩa, đồng tình với ước mơ về tình yêu hạnh phúc gia đình.
19. Các câu thơ sau: “Dạo hiên vắng, thầm gieo từng bước,
 Ngồi rèm thưa, rủ thác đòi phen
 Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
 Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng”.
Có thể hiểu là:
 A. Hành động đi đi, lại lại trong hiên vắng của người chinh phụ.
 B. Cả A, B, C đều đúng.
 C. Hành động rủ rèm, cuốn rèm của người chinh phụ.
 D. Trạng thái tinh thần mệt mỏi của chinh phụ trong cảnh chờ đời người chồng xa cách biền biệt.
20. Đoạn trích “Tình cảnh le loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm), dịch giả đã sử dụng bút pháp chủ yếu gì ?
 A. Tả tình	 B. Tả cảnh	 C. Độc thoại nội tâm	 D. Tả cảnh ngụ tình
21. Lập dàn ý là gì ?
 A. Là công việc giúp người viết bao quát được nội dung chủ yếu.
 B. Là công việc phân phối thời gian làm bài hợp lí.
 C. Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
22. Tìm ý cho bài văn nghị luận là gì ?
 A. Tìm luận điểm, luận cứ cho bài văn	 B. Tìm dẫn chứng và lý lẽ cho bài văn.
 C. Xây dựng khung cho bài viết.	 D. Là xác định phạm vi nội dung, thể loại cho bài.
23. Dàn ý bài văn nghị luận gồm có mấy phần ?
 A. Ba phần: Định hướng, triển khai các luận điểm, nhấn mạnh vấn đề.
 B. Hai phần: Mở bài, kết bài
 C. Hai phần: Mở bài, thân bài
 D. Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
24. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu làm theo thể thơ nào ?
 A. Cả B và C đều đúng	 B. Phú cổ thể	 C. Phú lưu thuỷ	 D. Phú đường luật
25. Bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu ra đời nào thời gian nào ?
 A. Khoảng 30 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 B. Khoảng 40 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 C. Khoảng 20 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
 D. Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi.
26. Ai là người trong “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung nói câu: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru ?”
 A. Trương Phi	 B. Lưu Bị	 C. Quan Công	 D. Tôn Càn
27. Khi quân Tào đến, Quan Công trong “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung” đã nói gì ?
 A. Hiền đệ hãy khoan, xem ta chém đầu tên tướng ấy.
 B. Mày biết cháu tao là Tân Kỳ, lại trốn đến đây. Tao phụng mệnh thừa tướng đến bắt mày.
 C. Nếu bắt em, phải đem quân mã chứ ?
 D. Không phải quân mã là gì.
28. Trong những địa danh sau, địa danh nào không lấy từ trong điển cổ Trung Quốc ? (Bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu)
 A. Cửa Đại Than	 B. Cửu Giang	 C. Ngũ Hồ	 D. Tam Ngô
29. Tử trường trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là tên chữ của ai?
 A. Gia Cát Lượng	 B. Lý Bạch	 C. Tư Mã Thiên	 D. Đào Tiềm
30. Các bô lão trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu đến với khách bằng thái độ như thế nào ?
 A. Nhiệt tình	 B. Tự cao, tự đại.	 C. Lạnh lùng	 D. Hững hờ
31. Qua lời kể chuyện với khách, ta hiểu gì về thái độ và giọng điệu của các bô lão trong bài: “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu ?
 A. Lạnh lùng
 B. Nhiệt tình, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
 C. Thản nhiên
 D. Tự cao, khoe khoang
32. Qua lời bình luận của các bô lão, ta hiểu yếu tố nào trong yếu tố dưới đây giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng ?
 A. Thiên thời	 B. Nhân hoà	 C. Địa lợi	 D. Nhân tài
33. Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm nào ?
 A. 1395	 B. 1390	 C. 1385	 D. 1400
34. Nguyễn Trãi ra làm quan dưới triều đại nào ?
 A. Nhà Hồ	 B. Nhà Nguyễn	 C. Nhà Lí	 D. Nhà Trần
35. Sau khi thoát khổi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi theo ai tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
 A. Trần Nguyên Hãn	 B. Lê Lợi	 C. Trần Quốc Tuấn	 D. Nguyễn Huệ
36. Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn năm nào ?
 A. 1434	 B. 1437	 C. 1432	 D. 1439
37. Vì sao nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” lại nổi giận đòi đâm chết Quan Công ?
 A. Vì Trương Phi là người nóng tính.
 B. Vì Trương Phi cậy là anh em của Quan Công.
 C. Vì Trương Phi muốn thể hiện mình là người có quyền uy.
 D. Vì Trương Phi cho rằng Quan Công là người bội nghĩa.
38. ở “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:
 A. Tội ác của giặc	 B. Chủ trương đồng hoá
 C. Chủ trương cai trị thâm độc	 D. Cả B và C đều đúng.
39. Câu văn nào cho thấy lí tưởng, hoài bão lớn của Lê Lợi ?
 A. Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả.	 B. Căm giặc nước thề không cùng sống
 C. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh	 D. Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.
40. Trận mở màn đánh giặc Minh là trận nào ?
 A. Bồ Đằng	 B. Trà Lân	 C. Ninh Kiều	 D. Tốt Động
 Phần tự luận 

TT
Tự luận : Ngữ văn ban tự nhiên
Đề 1
Môn: Ngữ văn ban tự nhiên
Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích: “Chí khí anh hùng” (Trích truyện Kiều của Nguyễn Du) (6 điểm)
Đề 2
Môn: Ngữ văn ban tự nhiên
Đề 2: Nỗi lòng của nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Nỗi thương mình” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) (6 điểm).

TT
Tự luận
Đề 1
Môn: Ngữ văn khối 10 - Ban cơ bản
Đề 1: Tâm trang người chinh phụ qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích bản dịch: Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm - Nguyên tác Đặng Trần Côn) (6 điểm).
Đề 2
Môn: Ngữ văn khối 10 - Ban cơ bản
Đề 2: Tâm trạng của nàng Kiều qua đoạn trích “Trao duyên” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).

------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra(2).doc