Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 Môn : ngữ văn - khối 11 - 15 số 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 Môn : ngữ văn - khối 11 - 15 số 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT Nguyễn Trãi
----------------------------
Đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007-2008
 MÔN : ngữ văn - khối 11 - 15’ số 4
Thời gian làm bài: 15 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 801
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Biểu hiện nào dưới đây về chữ ngông của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?
 A. Không có ai là bạn tri âm của mình ngoài Trời và chư tiên
 B. Tự cho văn mình là hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
 C. Xem mình là một “ trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”
 D. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành “thiên lương”
2. Nhà thơ nào không phải là nhà thơ mới?
 A. Huy Cận	 B. Lưu Trọng Lư.	 C. Tản Đà	 D. Xuân Diệu
3. Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có nội dung nào mà văn học trung đại chưa có?
 A. Tính hiện thực
 B. Tính nhân đạo
 C. Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân
 D. Tinh thần yêu nước
4. Tác phẩm nào của Xuân Diệu là tập văn xuôi?
 A. Gửi hương cho gió	 B. Mũi Cà Mau- Cầm tay.	 C. Phấn thông vàng	 D. Thơ thơ
5. Trong “ Hầu Trời”, chư tiên gọi nhân vật trữ tình là gì?
 A. Ngươi	 B. Anh	 C. Ngài	 D. Khanh
6. Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu?
 A. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn	 B. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc
 C. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái	 D. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn
7. “ Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa”. Đó là lời nhận xét của ai về Tản Đà?
 A. Trần Văn Giàu.	 B. Thế Lữ
 C. Hoài Thanh – Hoài Chân	 D. Xuân Diệu
8. Âm hưởng hào hùng ở hai câu kết, suy cho cùng, toát lên từ đâu?
 A. Từ hình ảnh kì vĩ.	 B. Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp
 C. Từ ý, tứ của câu thơ	 D. Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình
9. Nét nghệ thuật nào không có trong bài thơ “ Hầu Trời” của Tản Đà?
 A. Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
 B. Ngòi bút hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình 
 C. Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.
 D. Giọng điệu thoải mái tự nhiên.
10. Tác phẩm nào thuộc thể loại tiểu thuyết?
 A. Cha con nghĩa nặng, Số đỏ	 B. Chí Phèo, Số đỏ
 C. Số đỏ, Vi hành	 D. Cha con nghĩa nặng, Chí Phèo.
11. Nội dung quan niệm mà câu thơ “ sinh vi nam tử yếu hi kì” muốn thể hiện điều gì?
 A. Quan niệm về chí làm trai	 B. Quan niệm về đạo làm người
 C. Quan niệm về chí khí anh hùng	 D. Quan niệm về cốt cách của người quân tử
12. Thái độ dứt khoát của Phan Bội Châu đối với nền học vấn cũ là không xuất phát từ đâu?
 A. Thái độ muốn đoạn tuyệt với truyền thống
 B. ảnh hưởng của sách báo có nội dung cách mạng duy tân
 C. Nỗi nhục, nỗi đau của người dân nô lệ.
 D. Khát vọng và ý chí muốn giải phóng dân tộc
13. Trong bài “ Hầu Trời”,tác phẩm “Khối tình con” được tác giả xếp vào loại văn nào?
 A. Chơi	 B. Thuyết lí	 C. Tiểu thuyết	 D. Vị đời
14. Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác nhất tác dụng của việc sử dụng thành ngữ?
 A. Gần gũi với người lao động, hàm súc, giàu hình ảnh, cảm xúc
 B. Sinh động, hàm súc, giàu hình ảnh, cảm xúc.
 C. Giàu hình ảnh, cảm xúc, gần gũi với người lao động
 D. Sinh động, hàm súc, gần gũi với người lao động.
15. Ai đã suy tôn Phan Bội Châu là “ vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”?
 A. Nguyễn ái Quốc	 B. Huỳnh Thúc Kháng	 C. Nguyễn An Ninh	 D. Phan Châu Trinh
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra(1).doc