Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn : Văn Học TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007 - 2008 Môn : Văn Học TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường thpt nguyễn trãi
----------------------------
đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007 - 2008
 MÔN : văn học
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 839
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Bài thơ số 28 của Tago được trích trong tập thơ nào ?
 A. Trăng non	 B. Mùa hái quả	 C. Người làm vườn	 D. Thơ dâng
2. Nhà thơ Tố Hữu dùng hình ảnh “Nắng hạ” và “Mặt trời chân lí” để diễn tả lí tưởng và ông đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
 A. So sánh	 B. Hoán dụ	 C. ẩn dụ	 D. Nhân hoá
3. Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của thơ mới ?
 A. Củi một cành khô	 B. Sóng gợi tràng giang	 C. Thuyền về nước lại	 D. Con thuyền xuôi mái
4. Ai là người tự cho mình là người: “Lịch sử một trăm thất bại mà không một thành công” ?
 A. Phan Bội Châu	 B. Tản Đà	 C. Phan Châu Trinh	 D. Hàn Mặc Tử
5. Hai chữ “Từ ấy” chỉ thời điểm nào trong cuộc đời Tố Hữu?
 A. Khi bắt đầu tham gia hoạt động trong Đoàn thanh niên Cộng sản ở Huế
 B. Khi vượt ngục thành công
 C. Khi kết nạp vào Đảng Cộng sản
 D. Khi bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên
6. Trong khổ thơ cuối của bài thơ “Tràng giang” - Huy Cận, nỗi buồn cô đơn được thể hiện trong hình ảnh đối lập nào ?
 A. Con thuyền và dòng sông	 B. Mây cao và núi bạc	 C. Cánh chim và vũ trụ	 D. Mây và dòng sông
7. Tập thơ nào đã đem đến cho Tago các vinh dự là người châu á đầu tiên được về nhận giải thưởng Noben văn chương 1913 ?
 A. Tập “Mùa hái quả”	 B. Tập “Trăng non”	 C. Tập “Người làm vườn”	 D. Tập “Thơ dâng”
8. Thao tác lập luận bình luận là:
 A. Thao tác nhằm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
 B. Thao tác chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.
 C. Thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán ý kiến của người khác.
 D. Thao tác đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với nhận xét, đánh giá và bàn luận về vấn đề cần bàn luận.
9. Hình ảnh “Sơn thôn thiếu nữ” trong bài thơ “Chiều tối” của nhà thơ Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?
 A. Vẻ đẹp của sự sống con người, làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp
 B. Sự thư thái về tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đối diện với vẻ đẹp thiên nhiên
 C. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh càng thêm lạnh lẽo
 D. Bưcs tranh chiều nơi núi rừng đẹp, thoáng buồn
10. Câu thơ nào sau đây trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận thể hiện rõ nhất sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại ?
 A. Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa	 B. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 C. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc	 D. Lòng quê dơn dợn với con nước
11. Câu từ: “Chắc chắn, hình như, may ra ...” thường chỉ nghĩa tình thái nào ?
 A. Nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
 B. Nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
 C. Nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra
 D. Nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra hay chưa xảy ra
12. Tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu xuất bản năm nào ?
 A. 1938	 B. 1937	 C. 1939	 D. 1940
13. Từ nào sau đây trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh được xem là “nhãn tự” của bài thơ:
 A. Bao túc	 B. Điểm	 C. Hồng	 D. Sơn thôn
14. Khai niệm “thơ mới” chủ yếu là dùng để chỉ xu hướng văn học nào ?
 A. Xu hướng thơ lãng mạn	 B. Xu hướng thơ trào phúng	 C. Xu hướng thơ cách mạng	 D. Xu hướng thơ hiện thực
15. Nhịp điệu trong 2 câu thơ: 
 “Gió theo lối gió, mây đường mây
 Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
như thế nào ?
 A. Nhịp 4/3	 B. Nhịp 3/4	 C. Nhịp 2/2/3	 D. Nhịp 5/3
16. Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là:
 A. Nỗi buồn	 B. Nỗi hoài nghi	 C. Nỗi tuyệt vọng	 D. Nỗi băn khoăn
17. Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có câu: “Ai biết tình ai có đậm đà ?”, câu hỏi này nhằm mục đích gì ?
 A. Câu hỏi có nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa mời mọc.
 B. Câu hỏi toát lên niềm hy vọng đầy khắc khoải và phấp phỏng.
 C. Cả 3 phương án trên.
 D. Là lời ướm hỏi, dò hỏi, mang đậm một mối hoài nghi.
18. Rabinđranat (1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của nước nào?
 A. ấn Độ	 B. Nhật Bản	 C. Thổ Nhĩ Kỳ	 D. Hilạp
19. Dòng nào sau đây nêu đúng các bài thơ thuộc phong trào “thơ mới” (1932 - 1945):
 A. Hầu trời, Vội vàng, Tương tư
 B. Vội vàng, Tống biệt hành, Thơ duyên, Đây mùa thu tới.
 C. Từ ấy, Vội vàng, Tương tư ...
 D. Lưu biệt khi xuất dương, Vội vàng, Tương tư, Tống biệt hành
20. Trong các văn bản sau, văn bản nào là thể văn xuôi ?
 A. Tương tư	 B. Bài thơ số 28	 C. Người trong bao	 D. Tôi yêu em
21. Xuân Diệu cho rằng: “Thơ ông đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong trời đất, tiềm tàng trong tim gan người ta”, nhận xét đó nói về tác giả nào ?
 A. Huy Cận	 B. Thâm Tâm	 C. Nguyễn Bính	 D. Tản Đà
22. Từ nào không phải là “Từ chìa khoá” có thể mở ra cấu tứ và chủ đề của bài thơ số 28 của nhà thơ Tago?
 A. Trái tim	 B. Đời anh	 C. Viên ngọc	 D. Đôi mắt em
23. Trong các văn bản sau, văn bản nào ca ngợi tình yêu cao thượng, tự nguyện hy sinh vì hạnh phúc của người mình yêu ?
 A. Bài thơ số 28	 B. Người trong bao	 C. Tương tư	 D. Tôi yêu em
24. Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà thể hiện điều gì ?
 A. Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành thiên lương ở hạ giới.
 B. Kể lại cuộc gặp gỡ và chia tay đầy xúc động giữa nhân vật trữ tình với trời và chư tiên.
 C. Thể hiện cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
 D. Nỗi buồn của cá nhân trước sự thay đổi của thời cuộc, phải tìm đến cái hư vô.

Phần tự luận: 

 Đề 2: (6 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ sau đây:
 “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
 Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
 Lòng quê dợn dợn vời con nước
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
 (Tràng giang – Huy Cận)


 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra(3).doc