Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2008 – 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II
Năm học: 2008 – 2009.
Môn: Ngữ Văn 7.
I. lý thuyết (3 điểm)
? Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
II. Tự luận (7 điểm).
Trong “Sống chết mặc bay” của phạm duy tốn, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống xa hoa của lũ quan lại.
Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Đáp án, biểu điểm.
I. Lý thuyết. (3 điểm).
* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được và sau từ. (cụm từ ấy).
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
* Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
II. Tự luận (7 điểm).
1. Yêu cầu cần đạt.
	a. Nội dung: Thông qua nghệ thuật chủ yếu là phép tương phản đối lập tăng cấp, tác giả đã dựng lên sinh động hai bức tranh đối lập nhau: Một bên là cảnh tượng nhân dân vật lộn căng thảng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại chánh tổng lao vào cuộc chơi tổ tôm ngay khi có trách nhiệm “đi hộ đê”. Bài làm phải đảm bảo được những luận điểm sau:
	* Cảnh trên đề dưới trời mưa hàng trăm dân phu vất vả cực nhọc trống giữ đê.
	- Học sinh dẫn được những chi tiết miêu tả: Thời gian, không gian, địa điểm, âm thanh và các hoạt động hối hả, chen chúc, nhốn nháo, thảm hại của những người dân phu, cảnh tượng thật đau lòng “Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít… chăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió, tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê…”
	- Kết cục bi thảm; “khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.
	* Cảnh khoan trong đình nhàn nhã, hưởng lạc, cùng lũ chức dịch chơi tổ tôm, học sinh cần nhấn mạnh:
	- Sự tương phản về địa điểm không khí quang cảnh… thấy được sự tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường lệ nguy nga vây bọc quanh quan phủ. Dẫn được cái chi tiết miêu tả đồ dùng vật dụng quanh tên quan để làm rõ tính chất hưởng lạc cầu kỳ….
	- Chú ý sự xu nịnh, khiếp nhược của lũ chức dịch, chỉ lo hầu hạ tên quan chứ không nghĩ tới trách nhiệm “hộ đê”.
	- Sự đam mê tổ tôm và niềm vui phi nhân tính của tên quan khi hắn “ù” ván bài, mặc cho đê vỡ và sự khốn khổ chăm đường của nhân dân lúc đó.
	* Qua cảnh đối lập ấy thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
	- Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền, và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.
	- Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạnh dân thường…
	- Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúg cuộc sống bấp bênh.
	b. Hình thức.
- Bài viết phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Trình bày rõ ràng mạch lạc một văn bản nghị luận mà phép lập luật chủ yếu là chứng minh.
	- Bài sạch đẹp không mắc lỗi chính tả
	2. Cho điểm:
	+ Hình thức (1 điểm).
	+ Nội dung (6 điểm)
	* Trên đây là những gợi ý chung. Khi chấm bài, giáo viên căn cứ vào từng bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm một cách linh hoạt phù hợp.


File đính kèm:

  • docDe kiem tra KII 0809.doc
Đề thi liên quan