Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008 – 2009 môn: Lý 6 - Đề 3

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008 – 2009 môn: Lý 6 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Họ và tên :...........................................
NĂM HỌC 2008 – 2009
Lớp :.............Số báo danh:.........
 Môn :LÝ 6
 Thời gian làm bài :45 phút 
Giám thị :..................
Giám khảo :..............
Tổng số điểm :..............
ĐỀ 3 :
Câu 1 : (1,5đ) Dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động có tác dụng gì?
Câu 2: (1,5đ)
Chất rắn nở ra khi nào? Co lại khi nào?
Chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào?
Chất khí nở ra khi nào? Co lại khi nào?
Câu 3: (1,5đ)
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
Câu 4: (1,5đ)
Người ta dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ cơ thể người?
Thế nào gọi là sự nóng chảy?
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật như thế nào?
Câu 5: (2đ)
Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước đá?
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào đâu?
Câu 6: (2đ)
Khi ta đun nước ở nhiệt độ nào thì nước sôi? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
Em hãy nêu 2 ví dụ về hiện tượng ngưng tụ? 
ĐÁP ÁN
Câu 1: (1,5đ)
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (0,75đ)
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (0,75đ)
Câu 2: (1,5đ)
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi (0,5đ)
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi (0,5đ)
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi (0,5đ)
Câu 3: (1,5đ)
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (0,5đ)
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (0,5đ)
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,5đ)
Câu 4: (1,5đ)
Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể người (0,5đ)
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)
Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi (0,5đ)
Câu 5: (2đ)
Nhiệt độ nóng chảy của nước đá bằng nhiệt độ đông đặc của nó (1đ)
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1đ)
Câu 6: (2đ)
Khi đun nước tới nhiệt độ 1000C thì nước sôi (0,5đ)
Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ không đổi. (0,5đ)
b. Hơi nước có trong đám mây ngưng tụ tạo thành mưa (0,5đ)
Hơi nước có trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá (0,5đ)
Ghi chú: Học sinh có thể cho các ví dụ khác.

File đính kèm:

  • doc6-3-A.doc
Đề thi liên quan