Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn Lớp 6 huyện Châu Thành

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2008 – 2009 Môn: Ngữ Văn Lớp 6 huyện Châu Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009
 MÔN NGỮ VĂN 6
 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)




 I.TIẾNG VIỆT: (2.0 điểm)
 Câu 1: (1.0 điểm)
 Ẩn dụ và hoán dụ có gì giống và khác nhau?
 Câu 2: (1.0 điểm)
 Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho một ví dụ minh hoạ.
 II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm)
 Câu 1: (1.5 điểm)
 Qua cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.Bài học ấy là gì?
 Câu 2: (1.5 điểm)
 Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
 “... Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình 
 Bác là Hồ Chí Minh.”
 (Đêm nay Bác không ngủ)
 III.TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
 Em hãy viết bài văn tả người cha (hay mẹ) của mình.
 HẾT















UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


 KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008-2009
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6

I.TIẾNG VIỆT: (2.0 điểm)
Câu 1:Ẩn dụ và hoán dụ:
Giống nhau:
 -Lấy sự vật, hiện tượng, khái niệm này để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. (0.25 đ)
 -Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0.25 đ)
Khác nhau:
 -Ẩn dụ: dựa trên nét tương đồng. (0.25 đ)
 -Hoán dụ: dựa trên sự gần gũi. (0.25 đ)
Câu 2:
 -Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm chủ-vị tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. (0.5 đ)
 -Cho ví dụ đúng. (0.5 đ)
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm)
Câu 1: Bài học đường đời đấu tiên mà Dế Mèn rút ra qua sự việc với Dế Choắt là:
 Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ (0.5 đ), có óc mà không biết nghĩ (0.5 đ) thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. (0.5 đ)
Câu 2: Đoạn thơ khẳng định một chân lý đơn giản mà lớn lao: Bác là Hồ Chí Minh, vì:
 -Nói đến Bác Hồ là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn cao cả. (0.75 đ)
 -Yêu nước thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ. (0.75 đ)
Chú ý: Tuỳ cách trình bày của học sinh mà giáo viên quyết định điểm miễn đúng.
III.TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
 1.Yêu cầu chung:
Nội dung bài viết:
 -Tả người cha (mẹ) với hình dáng, việc làm, lời nói... cụ thể.
 -Tình cảm đối với cha (mẹ).
Hình thức bài viết:
 -Đảm bảo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 -Trình bày rõ ràng, hạn chế sai sót (chính tả, dùng từ, chấm phẩy...)
 2.Yêu cầu cụ thể:
 a. Mở bài: Giới thiệu người cha (mẹ) của em.
 b. Thân bài: Miêu tả chi tiết (hình dáng, việc làm, lời nói...)
 c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cha ( mẹ)
 3.Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5.0: -Nội dung phong phú, sâu sắc.
 -Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt.
 -Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4.0: -Nội dung rõ ràng, cảm xúc.
 -Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy.
 -Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
Điểm 2.5: -Hiểu đúng đề bài, bài viết đủ 3 phần nhưng còn sơ lược.
 -Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý.
 -Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 01.0: -Nội dung sơ sài.
 -Bố cục lộn xộn, lúng túng trong phương pháp.
 -Diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 00.0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
 (Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại)
 HẾT


File đính kèm:

  • docaghdiosgjjoadsig1den10 (3).doc