Đề kiểm tra học kỳ II -Năm học 2008 – 2009 môn : sinh 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II -Năm học 2008 – 2009 môn : sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TRÀ CÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2008 – 2009 TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP Môn : Sinh 9 Thời gian làm bài : 90 phút ĐỀ I: Câu 1(2đ) Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ. Câu 2(1.5đ) Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng? Câu 3(2đ) Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng, giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ. Câu 4(1đ) Tại sao khi trồng cây cảnh trong nhà, thỉnh thoảng người ta đưa ra ngoài nắng? Câu 5(1đ) Hãy kể 4 hệ sinh thái biển mà em biết? Câu 6(2,5đ) Thế nào là quần xã sinh vật? ĐÁP ÁN 9-1-SI Câu 1: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn phát triển nhanh hơn, chống chịu tốt hơn và năng suất trung bình giữa hai bố mẹ vượt trội gọi là ưu thế lai.(1đ) Ví dụ: Lợn Đại Bạch lai với lợn ỉ con lai F1 có ưu thế lai(0.5đ) Gà Rốt lai vơi gà ri cho con F1 có ưu thế lai(0.5đ) Câu 2: Hậu quả của việc chặt phá rừng làm mất nguồn gen quí giá, mất nhiều sinh vật.(0.5đ) Gây mất cân bằng sinh thái, tăng xói mòn đất gây lũ lụt, hạn hán(0.5đ) Gây khó khăn điều hòa khí hậu, đe dọa cuộc sống của con người và sinh vật khác(0.5đ) Câu 3: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hay thể tích(0.5đ) Mật độ phụ thuộc vào các yếu tố: theo thời gian(theo mùa, theo năm, cho ví dụ(0.5đ)) theo chu kì sống của sinh vật(0.5đ) điều kiện thức ăn nơi ở, cho ví dụ(0.5đ) Câu 4: Cây để trong nhà thường là cây ưa bóng nên thỉnh thoảng ta phải đem cây ra ngoài để cây quang hợp tạo diệp lục(1đ) Câu 5: Bốn hệ sinh thái trên cạn:(1đ) Hệ sinh thái trên núi đá vôi. Hệ sinh thái trên thảo nguyên. Hệ sinh thái hoang mạc. Hệ sinh thái nông nghiệp và vùng đồng bằng. Câu 6: Quần xã là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khu vực nhất định và một thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó tạo thành một thể thống nhất(1đ) Dấu hiệu điển hình của một quần xã: (1,5đ) Tính chất Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mật độ cá thể của từng quần thể Độ thường gặp Là tỷ lệ phần trăm địa điểm bắt đầu một số loài trong tổng số địa điểm quan sát. Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Loài đặc trưng Là loài chỉ có một quần xã có nhiều hơn hẳn các loài khác. MA TRẬN ĐỀ CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Chương 6(P.2) Câu 1(2đ) 1 câu (2đ) Chương 7 Câu 4(1đ) 1 câu(1đ) Chương 8 Câu 6(2đ) Câu 3(2đ) 2 câu(4đ) Chương 9 Câu 2(1.5đ) 1 câu(1.5đ) Chương 10 Câu 5(1.5đ) 1 câu(1.5đ) Tổng 1 câu(2đ) 4 câu(7đ) 1 câu(1đ) 6 câu(10đ)
File đính kèm:
- 9-1-A.doc