Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2008 - 2009 môn: Vật lí 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2008 - 2009 môn: Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ubnd huyÖn b×nh xuyªn Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®Ò kiÓm tra häc kú II – N¨m häc 2008-2009 m«n : vËt lÝ 6 Thêi gian : 45phót ( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) A. TRĂC NGHIỆM: I.Phần I: Câu hỏi nhiều lựa chọn: Hãy chọn phương án đúng ( ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau đây: Câu1: Sắp xếp sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí theo mức độ từ ít đến nhiều, cách nào sau đây là đúng? A. Khí, lỏng, rắn. B. Rắn, lỏng, khí. C. Lỏng, khí, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 2: Nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây đúng? A. Trọng lượng riêng của vật giảm. C. Trọng lượng riêng của vật tăng. B. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng của vật giảm. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng? A .Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. C. Thể tích của chất lỏng giảm. B. Khối lượng của chất lỏng không đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 4: 122o F ứngvới bao nhiêu độ C trong các số sau: A. 40oC B. 50o C C. 60o C. D.700 C. Câu 5: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100o C. C.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000 C. B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100o C. D.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0o C. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Có thể nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh. C.Những ngày nắng hạn nước hồ, ao cạn dần. D. Hà hơi vào mặt gương thấy mặt gương mờ đi. Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng lạnh. B. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng nóng. Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. II. Phần II: Câu hỏi điền từ: Hãy chọn từ (hoặc cụm từ ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: Câu1: Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật...(1)...còn...(2)...không thay đổi. Do đó...(3)..của vật tăng. Câu 2: Mỗi chất đều nóng chảy và....(4)...ở cùng một nhiệt độ. Nhiệt độ này gọi là...(5)... Câu 3: Sự đông đặc là sự chuyển từ thể...(6)...sang thể...(7)... Câu4: Sự...(8)....là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng B. TỰ LUẬN: Câu 1:Giải thích sự tạo thành các giọt nước đọng trên một số loại lá cây vào ban đêm. Câu 2:Tại sao rượu đựng trong chai không đạy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? Câu3:Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ? Ubnd huyÖn b×nh xuyªn Phßng gd vµ ®µo t¹o Híng dÉn chÊm bµi kiÓm tra häc kú II N¨m häc 2008-2009 m«n : vËt lÝ 6 A. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm). I. Câu hỏi nhiều lựa chọn: 4 điểm: Mỗi câu đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D B B C D D II. Câu hỏi điền từ :2 điểm: Mỗi từ (hoặc cụm từ) điền đúng được 0,25 điểm. Câu 1: (1) giảm ; (2) khối lượng ; (3) khối lượng riêng. Câu 2: (4) đông đặc ; (5) nhiệt độ nóng chảy. Câu 3: (6) lỏng ; (7) rắn. Câu 4: (8) ngưng tụ. B. TỰ LUẬN: 4 điểm: Câu1: (1 đ) Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ lại thành các giọt nước đọng trên lá cây. Câu2: (2 đ). Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình: bay hơi và ngưng tụ. (0,5 đ) Với chai được đậy kín: Có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó lượng rượu không giảm. (0.75 đ) Với chai không đạy nút: Quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu giảm dần. (0.75đ) Câu3: (1 đ) Vì nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 0oC, nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
File đính kèm:
- De dap an KTHKII0809.doc