Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học: 2008 - 2009 môn: Vật lý lớp 6

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học: 2008 - 2009 môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH 
 TỔ TOÁN - LÝ 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học : 2008 - 2009
 MÔN : VẬT LÝ LỚP 6 
 Ma trận đề: 
 Nội dung
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Tổng hợp
 Tổng
Câu - Đ
 KQ
(25%)
TL
 KQ
(25%)
TL
 KQ
(25%)
TL
 KQ
(25%)
TL
KQ
TL
Sự nở vì nhiệt của chất rắn ,lỏng và khí ( 5 tiết)
 1
0,25đ
 4
0,25đ
 7
0,25đ
 3
1đ
 10
0,25đ
4
1
 Sự nóng chảy và sự đông đặc (2 tiết)
 2
0,25đ
 5
0,25đ
 11
0,25đ
 4
 3đ
3
1
Sự bay hơi và sự ngưng tụ ( 2 tiết) 
 3
0,25đ
6
0,25đ
 1
 2đ
 8
0,25đ
3
1
 Sự sôi ( 2 tiết )
 2
1đ
 9
0,25đ
 12
(0,25)
2
1
Tổng : + Câu:
 + Điểm: 
 3
0,75đ
 3
0,75đ
 2
3đ
 3
0,75đ
1
1đ
 3
0,75đ
1
3đ
12
3đ
 4
 7đ
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học: 2008- 2009 
 MÔN VẬT LÝ LỚP 6 
 Đề: 1 ( Thời gian làm bài 45 phút ) 
A / Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm) 
Chọn 1 phương án đúng trong 4 phương án A , B , C , D ở các câu sau : 
Câu1: Khi ta đun nóng một vật rắn thì 
 A. khối lượng của vật rắn tăng lên. 
 B. khối lượng của vật rắn giảm đi.
 C. thể tích của vật rắn tăng lên. 
 D. thể tích của vật rắn giảm đi. 
Câu 2: Hiện tượng không liên quan đến sự nóng chảy là: 
 A. Một ngọn nến đang cháy. B. Cục nước đá để ngoài trời.
 C. Đun đồng để đúc tượng. D. Ngọn đèn dầu đang cháy. 
Câu 3: Đặc điểm của sự bay hơi là: 
 A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. 
 B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng .
 C. Xảy ra với nhiệt độ cao đối với chất lỏng . 
 D. Chỉ xảy ra đối với một số chất lỏng . 
Câu 4: Khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín , thì 
 A. khối lượng chất khí trong bình giảm . 
 B. khối lượng riêng của chất khí trong bình giảm. 
 C. khối lượng chất khí trong bình tăng. 
 D. khối lượng riêng của chất khí trong bình tăng.
Câu 5: Những quá trình chuyển thể của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng đó là:
 A. Sự nóng chảy và sự bay hơi . B. Sự bay hơi và sự ngưng tụ . 
 C. Sự bay hơi và sự đông đặc. D. Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Câu 6: Hiện tượng nào là sự ngưng tụ : 
 A. Sương đọng trên lá cây. B. Bỏ cốc nước vào tủ lạnh . 
 C. Lấy nước biển để làm muối. D. Nước đá đang tan . 
Câu 7: Khi nút thủy tinh của lọ thủy tinh bị kẹt , phải mở nút bằng cách : 
 A. Làm nóng nút thủy tinh . B. Làm lạnh cổ lọ thủy tinh .
 C. Làm nóng cổ lọ thủy tinh . D. Làm lạnh đáy lọ thủy tinh .
Câu 8: Lau khô ngoài thành cốc thủy tinh rồi cho vào cốc cục nước đá . Một lúc sau sờ vào ngoài thành cốc ta thấy ướt làvì: 
 A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài làm ướt thành cốc. 
 B. Hơi nước trong không khí ở chổ thành cốc bị lạnh ngưng tụ thành nước. 
 C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài và bám lên thành cốc. 
 D. Nước đá bốc hơi tạo thành nước tụ bên ngoài thành cốc.
Câu 9 : Nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi lần lượt là :
 A. 00C và 1000C. B. 370C và 1000C. C. 00C và 370C. D. 1000C và 00C. 
Câu 10 : Nhiệt độ của một vật ở 100C tương ứng với
 A. 200F	. B. 420F . C. 500F. 	 D. 600F. 
Câu 11: Người ta dùng kim loại Vonfram để làm dây tóc bóng đèn điện vì : 
 A. Vonfram có độ bền cơ học cao . B. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy thấp. 
 C. Vonfram không bị oxi hoá. D. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao. 
Câu 12 : Cho biết khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2cm3 . Nếu 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 20oC khi đun nóng đến 50oC thì nở thêm : 
 A. 20,4cm3. B. 25,5cm3. C. 50,5cm3. D. 100cm3. 
B/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
1/ Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào ? (2đ)
2/ Nhiệt độ sôi là gì ? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào ? ( 1đ ) 
3/ Giải thích tại sao ở những đoạn nối của các thanh ray đường xe lửa, người ta phải chừa ra một khe hở ? ( 1đ) 
4/ Dưới đây là bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi đun nóng liên tục. 
Thời gian ( phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ ( 0C) 
30
40
50
60
70
80
80
80
 a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian . ( 1,5 đ)
 b/ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 chất lỏng ấy tăng được bao nhiêu độ ? ( 0.5 đ) 
 c/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 ? ( 0.5 đ)
 d/ Chất lỏng này là chất gì? ( 0.5đ )
 -------------------------------- Hết -------------------------------------------
TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học: 2008- 2009 
 MÔN VẬT LÝ LỚP 6 
 Đề: 2 ( Thời gian làm bài 45 phút ) 
A / Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm) 
Chọn 1 phương án đúng trong 4 phương án A , B , C , D ở các câu sau : 
Câu 1: Khi ta đun nóng một lượng chất lỏng trong cốc đun , thì 
 A. khối lượng của chất lỏng đó tăng lên. 
 B. thể tích của chất lỏng đó tăng lên. 
 C. khối lượng của chất lỏng đó giảm đi.
 D. thể tích của chất lỏng đó giảm đi. 
Câu 2: Hiện tượng không liên quan đến sự nóng chảy là: 
 A. Một ngọn nến đang cháy. B. Cục nước đá để ngoài trời.
 C. Ngọn đèn dầu đang cháy. D. Đun đồng để đúc tượng. 
Câu 3: Đặc điểm của sự bay hơi là: 
 A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. 
 B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng .
 C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ . 
 D. Chỉ xảy ra đối với một số chất lỏng . 
Câu 4: Khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín , thì 
 A. khối lượng chất khí trong bình tăng . 
 B. khối lượng chất khí trong bình giảm. 
 C. khối lượng riêng của chất khí trong bình tăng. 
 D. khối lượng riêng của chất khí trong bình giảm.
Câu 5: Những quá trình chuyển thể của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng đó là:
 A. Sự nóng chảy và sự bay hơi . B. Sự bay hơi và sự đông đặc. 
 C. Sự nóng chảy và sự đông đặc . D. Sự bay hơi và sự ngưng tụ . 
Câu 6: Hiện tượng nào là sự ngưng tụ : 
 A. Bỏ cốc nươc vào tủ lạnh . B. Nước đá đang tan . 
 C. Lấy nước biển để làm muối. D. Sương đọng trên lá cây. 
Câu 7 : Một bu lông bằng thép được vặn đai ốc bằng thép khi han rỉ khó mở. Ta có thể mở đai ốc ra nhanh nhất bằng cách đun nóng 
 A. đai ốc . B. một đầu bu lông . C. cả bu lông và đai ốc. D. cả bu lông . 
Câu 8: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : 
 A. Nước nóng làm quả bóng phồng lên. B. Không khí trong quả bóng nóng lên nở ra. 
 C. Không khí tràn vào quả bóng. D. Nước nóng làm ướt quả bóng.
Câu 9 : Nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi lần lượt là :
 A. 00C và 1000C. B. 370C và 1000C. C. 00C và 900C. D. 1000C và 00C. 
Câu 10 : Nhiệt độ của một vật ở 200C tương ứng với
 A. 40 0F	. B. 52 0F . C. 58 0F. 	 D. 68 0F. 
Câu 11: Người ta dùng kim loại Vonfram để làm dây tóc bóng đèn điện vì : 
 A. Vonfram có độ bền cơ học cao . 
 B. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao. 
 C. Vonfram không bị oxi hoá. 
 D. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy thấp. 
Câu 12 : Cho biết khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2cm3 . Nếu 3,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 20oC khi đun nóng đến 50oC thì nở thêm : 
 A. 20,4cm3. B. 30,6cm3. C. 35,7cm3. D. 55,5 cm3. 
B/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) 
1/ Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào ? (2đ)
2/ Nhiệt độ sôi là gì ? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào ? ( 1đ ) 
3/ Lau khô ngoài thành cốc thủy tinh rồi cho vào cốc cục nước đá . Một lúc sau sờ vào ngoài thành cốc ta thấy ướt . Giải thích (1đ) 
4/ Dưới đây là bảng kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi đun nóng liên tục. 
Thời gian ( phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ ( 0C) 
30
40
50
60
70
80
80
80
 a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian . ( 1,5 đ)
 b/ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 chất lỏng ấy tăng được bao nhiêu độ ? ( 0.5 đ) 
 c/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 ? ( 0.5 đ)
 d/ Chất lỏng này là chất gì ? ( 0.5đ )
 ----------------------------------------- Hết ------------------------------------------------
 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 6 – Năm học: 2008 -2009 
A/ Trắc nghiệm khách quan : ( 3đ) 
 Mỗi câu đúng 0,25 đ. 
 Đề 1: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
A
B
D
A
C
B
A
C
D
B
Đề 2: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
D
C
D
A
B
A
D
B
C
B/ Tự luận : ( 7đ) 
1/ ( 2 đ) - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi . ( 0,5đ) 
 - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ . ( 0,5đ) 
 - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ , gió ( 0,5 đ )
 và diện tích mặt thoáng . ( 0,5 đ)
2/ ( 1đ) - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định . ( 0,25đ) 
 Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. ( 0,25đ)
 - Trong suốt thời gian sôi , ( 0,25 đ)
 nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi ( 0,25đ)
3/ (1đ) ĐỀ 1: 
- Vào những ngày trời nắng (hay mùa hè) nhiệt độ cao làm các thanh ray nóng lên nở dài ra, (0,5đ) 
 nếu không có các khe hở thì đường ray xe lửa sẽ bị cong vênh ,nguy hiểm khi tàu chạy qua.( 0,5đ)
 ĐỀ 2: 
- Lau khô cốc và bỏ nước đá vào cốc thủy tinh . Một lúc sau sờ vào thành cốc ta thấy ướt vì : 
 Hơi nước trong không khí ở chổ thành cốc bị lạnh , ( 0,5 đ) 
 ngưng tụ thành nước bám lên thành cốc. ( 0,5 đ) 
4/ a/ - Vẽ đúng hệ trục tọa độ, chia tỉ lệ phù hợp . ( 0,5 đ) 
 - Dóng đúng các điểm tương ứng và vẽ đúng đường biểu diển. ( 1đ ) 
 Nhiệt độ ( 0C)
 80
 70
 60
 50
 40 Thời gian ( phút)
 30
 0 2 4 6 8 10 12 14 
 b/ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nhiệt độ của chất lỏng tăng được 20 0C . ( 0,5 đ )
 c/ Từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 chất lỏng sôi , nhiệt độ không thay đổi . ( 0,5 đ ) 
 d/ Chất lỏng này là rượu . ( 0,5 đ ) 
+ Lưu ý : 
 - Phần tự luận nếu HS có thể nói đúng các ý có chữ tô đậm và lý luận có lý vẫn cho điểm tối đa theo đáp án . Nếu lý luận vô lý thì không cho điểm . 
 - Câu 4 làm đúng tới phần nào thì cho điểm phần đó . 

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KY II LY 6 08 09.doc
Đề thi liên quan