Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2009- 2010 Môn : Ngữ Văn 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2009- 2010 Môn : Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 2009- 2010 Môn : Ngữ văn 11 Thời gian 90 phút Đề 123 I/ Phần trắc nghiệm ( 3đ) : Chọn đáp án đúng: Câu 1:Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “ Hầu trời ” ( Tản Đà ) ? A. Lãng mạn B. Hiện thực C. Siêu thực D. Hiện sinh Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong bài “ Tràng giang ”(Huy Cận ) được khắc hoạ trên những bình diện nào ? A. Mênh mông, rộng lớn B. Buồn bã, cô đơn C. Vô biên, hiu quạnh D. Rợn ngợp, bát ngát Câu 3: Điền từ còn thiếu vào câu văn “ Nay muốn ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân tộc Việt Nam phải có……… đã ” ( “ Về luân lí xã hội ở nước ta ” – Phan Châu Trinh ) A. Xã hội B. Đoàn thể C. Luân lí D. Dân chủ Câu 4: Hai câu thơ “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim ” ( Từ ấy- Tố Hữu ) Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Hình ảnh tượng trưng của Giăng – van – giăng (“ Những ngưòi khốn khổ ”V. Huygô ) là gì ? A. Người mẹ B. Vị cứu tinh C. Đấng cứu thế D. Tất cả Câu 6:Hãy ghép cột A và cột B để có lời bình chính xác của Hoài Thanh trong bài “ Một thời đại trong thi ca ” về sự xuất hiện của Thơ mới ? A B 1. Nhưng ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ…... a. bỡ ngỡ 2. Nó được vô số……………………. b. tội nghiệp 3. Người ta lại còn thấy nó…………………. c. người quen 4. Mà thật nó……………………. quá ! d. đáng thương A. 1a -2c -3d -4b B. 1c -2d -3b -4a C. 1b -2a -3d -4a D. 1d -2b -3c – 4a Câu 7:Đặc điểm nào sau đây không phải của loại hình ngôn ngữ Tiếng Việt ? A. Từ không biến đổi hình thái B. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp C. Từ biến đổi hình thái D.Ý nghĩa ngữ pháp phụ thuộc vào trật tự từ và cách sử dụng hư từ Câu 8: Văn bản Tiểu sử tóm tắt thường có mấy phần ? A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D.Năm phần Câu 9: Khẳng định:Bài thơ “Chiều tối ” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh . Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 10: Vì sao Bê-li - cốp ( “Người trong bao” – Sê- Khốp ) chết ? Vì bị học sinh trong trường vẽ tranh biếm hoạ Vì bị Cô – va – len – cô đẩy xuống cầu thang Vì bị Va – ren- ca cười nhạo Vì lối sống trong bao của anh ta Câu 11:Chọn câu trả lời đúng về các thành phần nghĩa của câu ? A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ý B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái C. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc D. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ý Câu 12: Thái độ, tình cảm của Ăng-ghen đối với Cac- Mác thể hiện trong bài “ Ba cống hiến vĩ đại của Cac Mác ” là : A. Ngợi ca, trân trọng. B. Xót xa, buồn tủi C. Thương tiếc. D. Cả A và C II/ Phần tự luận ( 7 đ ): Câu 1 (2đ) : Viết bài văn ngắn ( khoảng 300 từ ) bàn về “ Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch ” Câu 2 (5đ) : Chọn một trong hai đề bài sau : 1.Đề bài 1 : Phân tích bức tranh tâm cảnh trong khổ thơ cuối bài thơ “ Tràng giang ” ( Huy Cận ) 2.Đề bài 2 : Phân tích bài thơ “ Chiều tối ” ( Mộ ) của Hồ Chí Minh. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN Trường THPT Số 3 An Nhơn Môn : Ngữ văn 11 - Học kỳ II - Năm học 2009- 2010 I/ Phần trắc nghiệm : Đề 123 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C A A C C A D B D Đề 124 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C A C C D B C A B C B Đề 125 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C D B D B C A D D A Đề 126 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B A A A C C D A B D D II/ Phần tự luận : Câu 1: a/ Yêu cầu về kỹ năng : Xác định đúng đối tượng nghị luận, biết viết bài nghị luận xã hội cố bố cục chặt ch, diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu đúng b/ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau : Vai trò của lời ăn, tiếng nói trong việc thể hiện phẩm chất đạo đức. Biểu hiện của lời ăn tiếng nói được xem là văn minh, thanh lịch. Tình trạng học sinh ăn nói thiếu văn minh, thanh lịch. Suy nghĩ của bản thân. c/ Cách cho điểm : - Cho điểm 2 : Khi đáp ứng được các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi trong diễn đạt. - Cho điểm 1 : Khi trình bày được nửa yêu cầu, còn sai lỗi chính tả, diễn đạt. - Cho điểm 0 : Xác định vấn đề nghị luận sai lạc hoàn toàn. Câu 2 : a/ Yêu cầu về kỹ năng : - Biết viết bài văn nghị luận văn học có sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận ( Xác định được thao tác lập luận phân tích là chủ yếu ) -Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. b/ Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của văn bản, cần đảm bảo và làm nổi bật những vấn đề sau : 1/ Đề bài 1 : 2/ Đề bài 2 : - Bức tranh thiên nhiên ở hai câu đầu : - Bức tranh thiên nhiên vùng rừng núi, Tráng lệ, hùng vĩ -- qua nghệ thuật đối lập. buổi chiều : buồn bã, vắng vẻ --qua - Bức tranh tâm trạng ở hai câu cuối : bút pháp gợi tả, hình ảnh thơ cổ điển Tình quê da diết sâu lắng—qua nghệ thuật sử dụng - Bức tranh cuộc sống con người tràn từ láy, ý thơ cổ điển. đầy sức sống-- nghệ thuật điệp vòng, dùng nhãn tự “ hồng ”, sự vận động của tứ thơ. ----Tâm trạng tác giả Huy Cận : nỗi sầu của một ---- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn---bộc lộ ý chí vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt lòng yêu quê hương, lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. mà tha thiết. c/ Cách cho điểm : + Điểm 5- 4 : Khi đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc một số lỗi nhỏ trong khi diễn đạt + Điểm 3- 2 : Trình bày được nửa yêu cầu, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. + Điểm 1 : Bài viết sơ sài, chỉ diễn xuôi thơ. + Điểm 0 : Lạc đề yêu cầu
File đính kèm:
- kiem tra.doc