Đề kiểm tra học kỳ II Năm học 2010-2011 môn công nghệ - lớp 11 thời gian : 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II Năm học 2010-2011 môn công nghệ - lớp 11 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD - ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN CÔNG NGHỆ- LỚP 11
 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm) 
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì?
Câu 2: (3 điểm) 
 Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí?
Câu 3: (3 điểm) 
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động?
------------------------------
ĐÁP ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 11. NĂM HỌC 2010 – 2011
Câu hỏi
Nội dung kiến thức
Điểm
1.
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:
Kì 1: Nạp
- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất.
Kì 2: Nén
- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.
- Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.
Kì 3: Cháy – Dãn nở
- pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.
- nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pit-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy, kì này còn được gọi là kì nén.
Kì 4: Thải
- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2. 
Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí?
* Cấu tạo: gồm một số bộ phận chính:
- Thùng xăng để chứa xăng, bầu lọc xăng để lọc cặn bẩn trong xăng.
- Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hòa khí.
- Bộ chế hòa khí làm nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
- Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.
Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng xăng, qua bầu lọc lên buồng phao của bộ chế hòa khí.
- Ở kì nạp, pit-tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. 
- Do chênh áp, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí, tại đây không khí hút xẵng từ buồng phao, hòa trộn với nhau tạo thành hòa khí. 
- Hòa khí theo đường ống nạp đi vào xilanh động cơ.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3. 
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động?
* Nhiệm vụ: Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.
Phân loại:
- Hệ thống khởi động bằng tay.
- Hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
- Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ.
- Hệ thống khởi động bằng khí nén.
1
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • doccn11k2S2.doc