Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: Vật lý lớp 8

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010 - 2011 môn: Vật lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
 DUY XUYÊN Môn: Vật lý – Lớp 8
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 I. Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. (2 điểm)
 Câu 1: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là:
 A. Động năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Động năng và thế năng.
 Câu 2: Động năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố:
 A. Độ biến dạng đàn hồi.	B. Vận tốc vật.
 C. Khối lượng vật.	D. Cả khối lượng và vận tốc của vật.
 Câu 3: Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào chứng tỏ giữa các phân tử có khoảng
 cách?
 A. Chuyển động Bơ-rao. B. Hiện tượng khuếch tán. 
 C. Hiện tượng giảm thể tich khi trộn nước với rượu. D. Cả 3 hiện tượng A, B và C.
 Câu 4: Đơn vị đo nhiệt lượng là:
 A. Kg.	 B. Km.	 C. J.	 D. W.	
 Câu 5: Bức xạ nhiệt xảy ra trong các môi trường nào?
 A. Chất lỏng.	 B. Chất khí.	 C. Chân không.	 D. Cả B và C.
 Câu 6: Khi đun nóng một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:
 A. Đối lưu. B. Dẫn nhiệt. C. Bức xạ nhiệt. D. Đối lưu và bức xạ nhiệt.
 Câu 7: Trong các cách sắp xếp tính dẫn nhiệt của các vật liệu từ kém hơn đến tốt hơn dưới 
 đây, cách nào đúng?
 A. Không khí, nước, đồng, thuỷ ngân. B. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
 C. Nước, thuỷ ngân, đồng, không khí. D. Nước, không khí, thuỷ ngân, đồng.
 Câu 8: Trộn 3 lít nước ở 200C và 3 lít nước ở 600C trong một nhiệt lượng kế thì được 6 lít 
 nước có nhiệt độ là:
 A. 200C B. 400C C. 600C D. 800C
 II. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: (1 điểm)
 Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Khi ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng thì .....(1)..... chuyển hóa thành ....(2) ....; khi mũi tên được bắn từ cây cung bay đi thì .....(3)..... chuyển hóa thành ....(4) .....
B. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: Nhiệt năng của một vật là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng? Mỗi cách cho 1
 ví dụ. (1,5đ)
 Câu 2: Nêu các nguyên lý của sự truyền nhiệt? (1,5đ) 
 Câu 3: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nêu ký hiệu, đơn vị. Viết công thức tính 
 nhiệt lượng tỏa ra khi có m (kg) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn? (1,0đ)
 Câu 4: Thả một miếng đồng có khối lượng 500g được nung nóng đến nhiệt độ 2000C vào cốc
 đựng 1lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là 320C. Cho nhiệt dung 
 riêng của đồng và của nước lần lượt là: c1 = 380 J/kg.K; c2 = 4200 J/kg.K.
	 a. Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra? (1,0đ)
	 b. Tính nhiệt độ ban đầu của nước? Bỏ qua sự mất nhiệt. (1,0đ)
	 c. Nếu trong quá trình trên, môi trường hấp thụ hết 25% nhiệt lượng tỏa ra thì nhiệt 
 độ của nước sau khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? (1,0đ)
------------------ Hết -----------------
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
 DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
 Môn: Vật lý – Lớp 8
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
 I. Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Chọn
A
D
C
C
D
A
B
B
 II. Điền vào chỗ trống: Mỗi cụm từ đúng 0,25đ.
 (1): Động năng. (2): Thế năng. (3) Thế năng đàn hồi. (4): Động năng.
B. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (1,5đ) Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.(0,5đ) 
 Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
 - Thực hiện công. (0,25đ) Lấy ví dụ đúng: (0,25đ)
 - Truyền nhiệt. (0,25đ) Lấy ví dụ đúng: (0,25đ)
 Câu 2: (1,5đ) Nêu đúng 3 nguyên lý của sự truyền nhiệt, mỗi nguyên lý 0,5đ
 Câu 3: ( 1,0đ) - Định nghĩa năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu đúng: 0,25đ.
 - Ký hiệu: q (0,25đ) Đơn vị: J/kg. (0,25đ)
 - Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: Q = q.m (0,25đ)
 Câu 4: ( 3,0đ) a. Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t) (0,25đ)
 = 0,5.380.(200-32) = 190.168 (0,25đ)
 = 31920 (J) (0,5đ)
 b. Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2) (0,25đ)
 = 1. 4200.(t – t2)
 Vì bỏ qua sự mất nhiệt nên: Q1 = Q2 (0,25đ)
 Hay 31920 = 4200.(t – t2)
 => (t – t2) = 31920: 4200 = 7,6 (0,25đ)
 => t2 = t – 7,6 = 32 – 7,6 = 24,4 (0C) (0,25đ)
 c. Nếu môi trường hấp thụ 25% nhiệt lượng tỏa ra thì nhiệt lượng nước thu vào chiếm: 
 100% - 30% = 75% = 0,75 nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra. (0,25đ)
 Q2 = 0,75.Q1
 => m2c2(t – t2) = 0,75. m1c1(t1 – t) (0,25đ)
 1.4200.(t – t2) = 0,75. 0,5.380.(t1 – t)
 4200.(t – t2) = 142,5.(t1 – t) (0,25đ)
 4200.t – 4200.t2 = 142,5.t1 – 142,5.t
 4200.t + 142,5.t = 142,5.t1 + 4200.t2
 4342,5.t = 142,5.200 + 4200.24,4 = 130980
 t = 130980: 4342,5
 t = 30,2 (0C) (0,25đ)

File đính kèm:

  • docDe thi HKII Ly 8.doc