Đề kiểm tra học kỳ II (năm học 2011 – 2012) môn Sinh 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II (năm học 2011 – 2012) môn Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN SINH HỌC KHỐI 7
ĐỀ CHẴN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
Cộng
1. Lớp lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Đời sống và sinh sản của ếch đồng 
Đặc điểm chung của lớp chim.
Cấu tạo cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn
3
Số câu 
Số điểm 
1
2,5đ
1
3đ
1
3đ
3
8,5đ
2. Động vật và đời sống con người
Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học
1
Số câu 
Số điểm
1
1,5đ
1
1,5đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
2,5đ
2
4,5đ
1
3đ
4
10đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (2011 – 2012)
TRƯỜNG:	Môn: Sinh học 7 (Đề chẵn)
Họ và Tên:	Thời gian: 45 phút (KKGĐ)
Lớp:	
Số phách:	
Số phách:	
Đề chẵn
Điểm
Chữ ký giám khảo
Chữ ký giám thị 1:
Chữ ký giám thị 2:
1. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim ? (3đ)
2. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? (1,5đ)
3. Đời sống và sinh sản của Ếch đồng ? (2,5đ)
4. Trình bày hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn ? (3đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7
NĂM HỌC 2011 - 2012
ĐỀ CHẲN
1. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim ?
Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt.
2. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
 Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
3. Đời sống và sinh sản của Ếch đồng
Ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn (ưa nơi ẩm)
- Kiếm ăn vào ban đêm
- Có hiện tượng trú đông
- Là động vật biến nhiệt.
Sinh sản:
+ Sinh sản vào cuối mùa xuân
+ Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng
- Phát triển: Trứng -> nòng nọc -> ếch (phát triển có biến thái)
4. Trình bày hệ thần kinh và giác quan của thằn lằn ?
- Bộ não:
+ 5 phần: thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác, tiểu não, hành tủy
+ Não trước, tiểu não phát triển -> liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
- Giác quan:
+ Tai xuất hiện ống tai ngoài, màng nhĩ nằm ở cuối đáy tai ngoài, chưa có vành tai.
+ Mắt xuất hiện mí thứ 3, có tuyến lệ.
- Phát triển: Trứng -> nòng nọc -> ếch (phát triển có biến thái)

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra cuoi ky 2Sinh lop 7Chan1.doc
Đề thi liên quan