Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2011 - 2012 mon Sinh học 7

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2011 - 2012 mon Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gd&®t bè tr¹ch 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS h¶i tr¹ch 	 NĂM HỌC: 2011-2012
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Sinh học 7. Đề số 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Ngành Động vật có xương sống
- Kể tên các đại diện của lớp Cá
- Nêu tên các hệ cơ quan của thằn lằn bóng đuôi dài
Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của cá chép
- Sự đa dạng của lớp Bò sát
6đ = 60 %
2đ =33,3%
4đ =66,7%
 Sự tiến hóa 
 của động vật
.
Phân tích tính ưu việt của hình thức sinh sản: đẻ con, phôi phát triển trực tiếp có nhau thai.
 2đ = 20%
2 = 100%
 Động vật và đời sống con người
Khái niệm Đa dạng sinh học.
Giải thích tại sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn hoang mạc đới nóng và môi trường đới lạnh. 
 2đ = 20%
1đ = 50%
1đ = 50%
Tổng số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100%
Số câu:3
Số điểm:3
30%
Số câu:2
Số điểm:4
40%
Số câu:2
Số điểm:3
30%
Số câu:0
Số điểm:
Tỉ lệ %:0%
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH 7
Đề số 1
Câu 1: ( 3 đ ) 
 Hãy kể tên các đại diện trong lớp Cá? Phân tích các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? 
Câu 2: ( 3đ ) a. Nêu tên các hệ cơ quan của thằn lằn bóng đuôi dài.
 b. Trình bày sự đa dạng của lớp Bò sát.
Câu 3: ( 2đ ) Phân tích tính ưu việt của hình thức sinh sản: đẻ con, phôi phát triển trực tiếp có nhau thai, nuôi con bằng sữa mẹ?
Câu 4: ( 2đ ) Thế nào là đa dạng sinh học? Giải thích tại sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn hoang mạc đới nóng và môi trường đới lạnh? MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 7. Đề số 2. Năm học: 2011 - 2012
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Ngành Động vật có xương sống
- Kể tên các đại diện của lớp Bò sát
- Nêu tên các bộ 
 Thú
Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn của thằn lằn bóng
- Sự đa dạng của thú.
6đ = 60 %
2đ =33,3%
4đ =66,7%
 Sự tiến hóa 
 của động vật
.
Sự tiến hóa tổ chức cơ thể thể hiện trong các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, qua các nhóm động vật 
Ý nghĩa của sự tiến hóa tổ chức cơ thể đối với đời sống động vật.
 2đ = 20%
1đ = 50%
1đ = 50%
 Động vật và đời sống con người
Khái niệm Đa dạng sinh học.
Giải thích tại sao số lượng loài động vật ở môi trường đới nóng và đới lạnh ít
 2đ = 20%
1đ = 50%
1đ = 50%
Tổng số câu: 8
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100%
Số câu:3
Số điểm:3
30%
Số câu:3
Số điểm:5
60%
Số câu:2
Số điểm:2
20%
Số câu:0
Số điểm0
Tỉ lệ %:0%
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH 7
Đề số 2
Câu 1: ( 3 đ ) 
 Hãy kể tên các đại diện trong lớp Bò sát ? Phân tích các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn? 
Câu 2: ( 3đ ) a. Nêu tên các bộ Thú mà em đã học. 
 b. Trình bày sự đa dạng của lớp Thú.
Câu 3: ( 2đ ) Sự tiến hóa tổ chức cơ thể thể hiện trong các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp qua các nhóm động vật như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự tiến hóa tổ chức cơ thể đối với
 đời sống động vật?
.Câu 4: ( 2đ ) Thế nào là đa dạng sinh học? Giải thích tại sao số lượng loài động vật
 ở môi trường đới nóng và đới lạnh lại ít? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Môn: Sinh học 7. Đề số 1. Năm học: 2011 - 2012
Câu 1: (3đ) 
 * HS kể đúng được ít nhất 4 đại diện bất kì, mỗi đại diện đúng được 0,25 đ, có thể kể các đại diện sau:
- cá trích, cá cam, cá thu, cá ngừ
* HS nêu được mỗi ý đúng: (0, 25đ )
- Thân hình thoi gắn với đầu thành một khối vững chắc (0, 25đ ) -> giảm sức cản của nước (0, 25đ )
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. (0, 25đ ) -> màng mắt không bị khô (0, 25đ )
-Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy, sự sắp xếp các vảy cá trên thân như ngói lợp. (0, 25đ ) -> giảm ma sát với môi trường nước (0, 25đ )
- Vây cá có hình dáng như bơi chèo (0, 25đ ) -> giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng. (0, 25đ )
Câu 2: (3đ) 
* HS nêu đúng được ít nhất 4 hệ cơ quan bất kì, ý đúng được 0,25 đ, có thể kể các hệ sau: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh
* Mỗi ý trả lời đúng 0,2 5đ:
- Số lượng các loài bò sát lớn khoảng 6500 loài (0, 25đ ), một số loài bò sát có số lượng cá thể lớn: rắn, thằn lằn(0, 25đ )
- Kích thước cơ thể khác nhau (0, 25đ ): có loài kích thước lớn: rùa, cá sấu có loài kích thước nhỏ: thạch sùng(0, 25đ )
- Môi trường sống phong phú (0, 25đ ): ở nước: cá sấu, rắn biển; ở cạn: thằn lằn bóng.. (0, 25đ )
- Lối sống, tập tính đa dạng (0, 25đ ): có loài kiếm ăn ban ngày: thằn lằn bóng, có loài kiếm ăn ban đêm: thạch sùng (0, 25đ )
Câu 3: (2đ) * HS nêu được mỗi ý đúng: (0, 5đ )
- Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như ĐVCXS đẻ trứng. 
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
- Con được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào nguồn thức ăn trong tự nhiên. 
-> tỉ lệ sống sót của con non cao hơn.
Câu 4: (2đ) * Khái niệm đa dạng sinh học:
- Đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. (0, 5đ )
- Sự đa dạng loài thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài. (0, 5đ )
* Vì: 
- do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định thích hợp cho sự sống của nhiều loài sinh vật (0, 5đ )
- điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường. (0, 5đ )
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Môn: Sinh học 7. Đề số 2. Năm học: 2011 - 2012
Câu 1: (3đ) 
 * HS kể đúng được ít nhất 4 đại diện bất kì, mỗi đại diện đúng được 0,25 đ, có thể kể các đại diện sau:
- cá sấu, thạch sùng, rắn biển, rắn hổ mang
* HS nêu được mỗi ý đúng: (0, 25đ )
- da khô, có vảy sừng bao bọc (0, 25đ ) -> ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể (0, 25đ )
- có cổ dài, mắt có mí, cử động, có nước mắt, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. (0, 25đ ) -> mắt không bị khô, phát huy giác quan để bắt mồi (0, 25đ )
- màng nhỉ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu (0, 25đ ) -> bảo vệ màng nhỉ (0, 25đ )
- thân dài, đuôi dài, bàn chân có 5 ngón có vuốt (0, 25đ ) -> giữ chức năng di chuyển trên cạn (0, 25đ )
Câu 2: (3đ) 
* HS nêu đúng được ít nhất 4 bộ Thú bất kì, ý đúng được 0,25 đ, có thể kể các bộ sau: bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm
* Mỗi ý trả lời đúng 0,2 5đ:
- Số lượng các loài bò sát lớn khoảng 4600 loài (0, 25đ ), một số loài bò sát có số lượng cá thể lớn: chuột đồng, chuột đàn (0,25đ )
- Kích thước cơ thể khác nhau (0,25đ ): có loài kích thước lớn: voi, sư tử có loài kích thước nhỏ: chuột nhà.. (0,25đ )
- Môi trường sống phong phú (0, 25đ ): ở nước: cá voi xanh, sư tử biển; ở cạn: chó, mèo, voi.... (0, 25đ )
- Lối sống, tập tính đa dạng (0, 25đ ): có loài kiếm ăn ban ngày: chó, dê, cừu, có loài kiếm ăn ban đêm: dơi ăn sâu bọ, chuột (0, 25đ )
Câu 3: (2đ) - Hệ hô hấp: 
+ từ chưa phân hóa -> hô hấp bằng da (0, 25đ )
+ hô hấp bằng da -> hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh (0, 25đ )
+ phổi chưa hoàn chỉnh -> hình thành hệ thống ống khí, túi khí -> hình thành phổi hoàn chỉnh (0, 25đ )
- Hệ tuần hoàn: từ chưa phân hóa -> có tim chưa phân hóa thành tâm nhỉ, tâm thất -> tim đã phân hóa thành TN, TT (0, 25đ )
* Ý nghĩa:
- Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng. (0, 5đ )
 - Điều này giúp cho các cơ quan thực hiện được các chức năng sinh lí phức tạp và hoạt động có hiệu qủa hơn -> giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống (0, 5đ )
Câu 4: (2đ) * Khái niệm đa dạng sinh học:
- Đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. (0, 5đ )
- Sự đa dạng loài thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài. (0, 5đ )
* Vì: - do môi trường đới nóng và môI trường đới lạnh có khí hậu rất khắc nghiệt ( quá lạnh hoặc quá nóng) nên sự đa dạng động vật ở các môi trường này thấp (0, 5đ )
- chỉ có các loài động vật thích nghi cao với khí hậu khắc nghiệt ở những nơi này thì mới sống được. (0, 5đ )

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKII SINH 7(2).doc
Đề thi liên quan