Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2012-2013 môn ngữ văn – lớp 8

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2012-2013 môn ngữ văn – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẬN TÂN BÌNH

 ĐỀ CHÍNH THỨC



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1 điểm)
 Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (bản dịch thơ).
 
Câu 2: (1 điểm)
 a/ Cho biết câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
 Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 	 	(Thế Lữ - Nhớ rừng)
 b/ Đặt một câu phủ định bác bỏ.

Câu 3: (3 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh người dân chài trong các câu thơ sau:	
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
	 	(Tế Hanh- Quê Hương)

 Câu 4: (5 điểm)
M. Gooc-ki đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.”. Câu nói trên gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ thờ ơ, vô cảm của giới trẻ hiện nay.	( Có kết hợp yếu tố biểu cảm)

..…Hết…..









PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Câu 1: ( 1 điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (bản dịch thơ). 

 	Học sinh chép đúng bài thơ Ngắm trăng (1điểm)
	 Trong tù không rượu cũng không hoa,
	 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
	 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 + Sai, thiếu 2 từ trừ 0,25điểm.
	 + Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25điểm.
	 + Không ghi tên tác giả, tác phẩm trừ 0,25điểm.
 	 + Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25điểm.
	Học sinh chép bản phiên âm (không đúng yêu cầu của đề) trừ 0,5 điểm.

 Câu 2:
 a/ Cho biết câu nghi vấn sau dùng để làm gì?
 Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 	 	(Thế Lữ - Nhớ rừng)
Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc tiếc nuối. (0,5 điểm)

 b/ Đặt một câu phủ định bác bỏ.
Đặt đúng câu phủ định bác bỏ. (0,5 điểm)

 Câu 3: ( 3 điểm)
 	- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu: nêu được cảm nghĩ về hình ảnh người dân chài qua hai câu thơ. (1, 5 điểm)
 	 - Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25 điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25điểm.
 	- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1 điểm)
 	- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
 	
 Câu 4: (5 điểm)
M. Gooc-ki đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.”. Câu nói trên gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ thờ ơ, vô cảm của giới trẻ hiện nay. (Có kết hợp yếu tố biểu cảm)
	 	A.Yêu cầu:
 - Học sinh biết làm một bài nghị luận có kết hợp yếu tố biểu cảm.
 - Giải thích được vấn đề; nêu biểu hiện, nguyên nhân; trình bày suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Dẫn chứng chính xác, phù hợp. Diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu. Biết kết hợp yếu tố biểu cảm khi cần thiết.

 - Bài làm phải đủ 3 phần:
 * Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
 * Thân bài: Giải thích vấn đề
 + Hiểu được câu nói của M. Gooc-ki từ đó nêu suy nghĩ về thái độ thờ ơ, vô cảm của giới trẻ hiện nay.
 + Nhận thức và hành động của bản thân.
 * Kết bài: Khẳng định vấn đề- liên hệ .
B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4-4,5
Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ khá. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5
Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề. Có liên hệ bản thân. Lập luận đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.









File đính kèm:

  • docDe dap an Van 8 HKII 2012 2013 Q Tan Binh .doc